Hoàng Nam Tiến – Thế hệ Z là Lifelong learning, trách nhiệm của trường đại học là cần dạy bạn cách tự học

Ngày 7/6 vừa qua, Change Makers’ Talks tập 4 đã diễn ra với chủ đề về thế hệ Z và những câu chuyện việc làm. Khách mời là ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom, Nguyên chủ tịch FPT Software. Đây là chuỗi chương trình được thực hiện bởi Swinburne Việt Nam nhằm định hướng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn thuộc thế hệ Z có tư duy và định hướng cho tương lai của mình.

Với chủ đề “Cơ hội nào cho việc làm toàn cầu ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông” chương trình tập 4 với sự tham gia của Chủ tịch FPT Telecom – Ông Hoàng Nam Tiến đã mang lại rất nhiều thông tin bổ ích, câu chuyện thực tế về ngành Công nghệ thông tin.

Covid-19, câu chuyện chuyển đối số và việc nhìn nhận lại nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin

Chương trình bắt đầu với câu chuyện hiện đang được cả thế giới quan tâm – Covid 19 dưới góc nhìn của chủ tịch Hoàng Nam Tiến. Theo ông, Covid-19 là lúc để toàn thế giới nhìn lại những gì từ trước tới nay chúng ta vẫn đang gọi là “số hóa”. Toàn bộ trường học chuyển sang giảng dạy online, các thầy cô dù còn trẻ hay đã lớn tuổi đều bắt đầu phải học cách sử dụng công nghệ để giảng dạy.

Các doanh nghiệp cần cho nhân viên làm việc tại nhà, những cuộc họp chuyển sang hình thức trực tuyến. Lúc này, những điều mà trước kia chúng ta lầm tưởng là đang làm đúng nhưng thực chất lại sai lầm. “Bản thân tôi thấy năng suất lao động chỉ còn 30-40% khi làm việc online dù trình độ, khả năng của mỗi người vẫn vậy. Nguyên nhân chính là do việc giao tiếp trực tuyến kém hiệu quả hơn” Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về những quan sát của mình trong thời gian cao điểm dịch Covid-19 vừa qua.

Câu hỏi của cả xã hội là “Làm thế nào để luôn sẵn sàng làm việc online?”. Lúc này, người ta cần nhìn lại về nhu cầu nhân lực kỹ sư công nghệ thông tin, hệ thống trong các doanh nghiệp. Covid-19 tuy rằng không tốt cho xã hội nhưng là cơ hội cho ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông. Đợt dịch này khiến cho xã hội có cái nhìn đúng hơn về nhu cầu nhân lực ngành này trong 10 năm tới, nó lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta dự đoán, đặc biệt là những ngành học chuyên sâu như Data scientist, Big Data, IoT, Robotics…

Thế hệ Z – Cơ hội việc làm toàn cầu và những “vũ khí” cần được trang bị ở trường đại học

Thế hệ Z 1

Chia sẻ về thế hệ Z ở Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến dí dỏm nói về khả năng linh hoạt, mềm dẻo của các bạn trẻ Việt Nam. “Trong hoàn cảnh thuận lợi, các bạn không thể hiện được lợi thế nhưng khi khó khăn thì những phẩm chất này đã phát huy tác dụng” ông cho biết.

>>> Xem thêm: Những ngành nghề sẽ bị tự động hóa thay thế TẠI ĐÂY

Nói về thế hệ của mình, ông tự hào vì đã làm rất tốt việc đưa thế hệ trẻ của Việt Nam sang các quốc gia phát triển làm việc tại nhiều hãng ô tô, máy bay, viễn thông lớn. Với thế hệ Z, ông tin và kỳ vọng các bạn trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm của riêng mình để Anh, Pháp, Mỹ, Đức… và các quốc gia hàng đầu thế giới sử dụng những thương hiệu của Việt Nam. Để làm được việc này, ông chia sẻ chúng ta cần có những “vũ khí” sắc bén được rèn luyện trong trường đại học.

Đầu tiên, yếu tố được ông nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều lần chia sẻ của mình “Tiếng Anh là rất quan trọng, các bạn phải coi tiếng Anh không phải là ngoại ngữ mà là điều bắt buộc”.

Điều thứ hai mà chủ tịch Hoàng Nam Tiến nhắc đến đó là khả năng tự học. Nếu như thế hệ trước chỉ với kiến thức học trong trường đại học, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng trong nhiều năm sau đó thì ở thế hệ Z, kiến thức hôm nay chỉ 1-2 năm, thậm chí là vài tháng sau đã có thể cũ đi. Vì thế, khả năng tự học là điều quan trọng.

Về tinh thần, ý chí, chủ tịch Hoàng Nam Tiến chia sẻ “Nếu muốn tham gia ngành Công nghệ thông tin, các bạn phải nhiệt huyết, ham hiểu biết, ham học cái mới, dám thay đổi, nghi ngờ mọi chân lý. Thứ 2 cần phải khát khao kiếm tiền, tôi biết rất nhiều bạn sinh ra trong điều kiện đầy đủ, không có nhu cầu kiếm tiền. Tuy nhiên, bạn nên có suy nghĩ bằng bàn tay, trí tuệ và cả bàn chân của mình, bạn có thể kiếm ra rất nhiều tiền.”

Ngoài những điều này, để chuẩn bị cho một công việc tại nước ngoài, ông Tiến nhấn mạnh các bạn trẻ cần có kỹ năng làm việc nhóm. Chúng ta làm việc toàn cầu, có thể lệch múi giờ, có thể không ngồi cùng chỗ nhưng chúng ta cần làm việc bỏ qua những yếu tố này.

Ngoài ra, khi được làm việc tại Tập đoàn lớn, các bạn cần học cách làm việc theo quy trình, tuân thủ, kỷ luật nhưng vẫn cần có tính sáng tạo vì chúng ta trẻ, năng động nhưng cần chấp nhận và chấp nhận những chân lý. Các bạn cần nhớ một điều, khi làm việc trong tập thể, không tuân thủ kỷ luật đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều người trong hệ thống phải chờ đợi. Những điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng rất phù hợp với các bạn.

Đối với các bạn làm Startup, ông khuyên các bạn nên sang nước ngoài, làm việc một vài năm để học quy trình, cách làm việc để xây dựng thành công. Ông chia sẻ tất cả những người ở FPT ra ngoài Startup đều chia sẻ thời gian tại FPT đã dạy cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm để thành công cho mình…

Thế hệ Z 2

Bật mí về mức thu nhập ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông

Hiện tại, ngành Công nghệ thông tin đang nằm trong nhóm Top 3 lương cao hiện nay. Một kỹ sư lập trình với khả năng tốt, 3 năm kinh nghiệm khả năng ngoại ngữ tốt hiện nay có mức thu nhập không dưới 50 triệu đồng và cơ hội làm việc tại nước ngoài cho ngành này là rất lớn. Đặc biệt là các bạn tốt nghiệp về các lĩnh vực mới như Data scientist, Big Data, IoT, Robotics… sẽ được săn đón và có mức lương gấp đôi các bạn kỹ sư Công nghệ thông tin bình thường.

Ông Tiến chia sẻ về mức thu nhập của những bạn trẻ Việt nam đi làm việc được nhận lương như người bản xứ khi làm việc tại nước ngoài. Đối với một bạn trẻ làm việc trong ngành Công nghệ thông tin tại Mỹ có thu nhập không dưới 5000USD/tháng.

Giáo dục hiện tại ở Việt Nam có đang đáp ứng được nhu cầu việc làm quốc tế?

Nói về vấn đề giáo dục đại học ở Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến đặc biệt nhấn mạnh tới việc câp nhật kiến thức và dạy cách tự học và tiêu chuẩn đầu ra tiếng Anh. Hiện nay, các trường đại học công lập ở Việt Nam vẫn đang để trình độ đầu ra tiếng Anh là 4.5 IELTS hoặc 450 Toeic, với vốn tiếng Anh này, làm sao chúng ra có được những Công dân toàn cầu, làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới?

Về kiến thức chuyên môn, mặc dù các trường đại học đang rất cố gắng cập nhật kiến thức thực tế nhưng khoảng cách vẫn còn rất xa. Ngành Công nghệ thông tin thay đổi liên tục chỉ trong vòng 6 tháng, 1 năm, 2 năm… Các bạn cần được dạy cách tự học, các thầy cô cũng cần cập nhật và học tập liên tục những kiến thức mới mẻ.

Ngoài ra, cấu trúc chương trình giảng dạy đang rất nặng về các môn học cổ điển trong khi các môn ứng dụng thì lại rất ít, cơ hội thực hành cho sinh viên không nhiều dẫn đến việc thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, giỏi lý thuyết nhưng không làm việc được.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm học Công nghệ thông tin của gen Z: Thú vị hay Thách thức

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, tại môi trường đại học hiện đại với chương trình quốc tế như Swinburne Việt Nam, các bạn sẽ được giảng dạy theo cách hoàn toàn khác, một chương trình công dân toàn cầu giúp các bạn có tiếng Anh, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo, tuân thủ quy trình và đặc biệt là những cơ hội việc làm quốc tế. Ông bày tỏ mong muốn Swinburne Việt Nam lấy những dự án thật cho sinh viên chạy thử lại, cho các bạn sinh viên được làm việc và đánh giá kết quả thật sự. “Tôi vốn không phải là một người quan tâm tới bằng cấp, nhưng việc bạn học ở trường nào ra rất quan trọng.”

Tiến sĩ Hoàng Việt Hà – Giám đốc Swinburne Việt Nam cũng chia sẻ: “Tại Swinburne Việt Nam các bạn cần quá trình trải nghiệm, quá trình làm việc như những công dân toàn cầu sau đó đi vào những chuyên ngành sâu hơn với kiến thức với chương trình đào tạo của Australia, trải nghiệm doanh nghiệp, dạy những kỹ năng về tự học. Tại Swinburne Việt Nam, chúng tôi quan niệm mỗi bạn đều là một tài năng, những tiêu chuẩn tuyển sinh, mong muốn học tập, thái độ, động lực, các bạn cần có đủ khả năng về tài chính khác để lấy được tấm bằng danh giá từ Swinburne Australia cấp”.

Ngành Công nghệ thông tin của Swinburne Việt Nam vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ thế hệ Z tại Việt Nam. Năm 2023, trường dự kiến sẽ tuyển sinh theo hình thức thi xét tuyển, để đăng ký nhận thông tin, xin vui lòng truy cập link này. Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh, truy cập ngay website của Swinburne Việt Nam

Rate this news

Trung ST

news

Hiệu trưởng Swinburne Australia: “Swinburne Việt Nam đang mang công nghệ và con người lại gần nhau”

Chiều 18/5 vừa qua, Swinburne Việt Nam - Chương trình liên kết giữa FPT và Swinburne, cơ sở TP.HCM vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao của Đại…

news

Giáo dục quốc tế và những cơ hội mới dành cho sinh viên

Chủ đề trên đã được trao đổi tại buổi chia sẻ “Xu hướng và tiềm năng của nền giáo dục quốc tế", nằm trong chuỗi sự kiện truyền cảm hứng…

news

CEO AWING: “Nghĩ lớn, làm nhỏ và luôn hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị”

“Việc không kêu gọi đầu tư từ quỹ vốn khiến chúng tôi quen với làm việc khó. AWING quan niệm nghĩ lớn, làm nhỏ nhưng làm thật tốt để mang…

news

Bí quyết xây dựng kỹ năng lãnh đạo khi còn đi học trong thời kì đổi mới

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon từng nói: “Là những nhà lãnh đạo trẻ của tương lai, các bạn cần có khát vọng, năng lượng và một…

news

Đánh thức sức mạnh bên trong bạn và con đường học tập hạnh phúc – Change Makers’ Talk 8

Ngày 13/01, Swinburne đã tổ chức chương trình Change Makers' Talk lần thứ 8 với chủ đề “Wake Up Your Inner Power” (“Đánh thức sức mạnh bên trong bạn”) cùng…

news

Change Makers’ Talks 8: Đánh thức sức mạnh bên trong bạn

Change makers’ Talks 8 bắt đầu một năm 2021 với một chủ đề “Đánh thức sức mạnh bên trong bạn” sẽ là một khởi đầu hoàn hảo cho sinh viên…