Trong thời đại ngày nay, ngoài kênh Marketing truyền thống thì còn một kênh marketing cực kỳ lợi hại giúp doanh nghiệp phát triển được thương hiệu trên thị trường đó chính là Digital marketing. Vậy Marketing truyền thống và Digital Marketing có sự khác nhau như thế nào, hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.
Marketing truyền thống là gì?
Marketing truyền thống là phương thức tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Đây là một hình thức tiếp thị truyền thống và giao tiếp với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí in, tờ rơi, biển quảng cáo, và các sự kiện trực tiếp.
Marketing truyền thống tập trung vào việc đẩy thông điệp và thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông truyền thống. Nó thường sử dụng các phương pháp như quảng cáo truyền hình và radio để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, báo chí in để chia sẻ thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, và tờ rơi và biển quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng trong không gian công cộng.
Digital Marketing là gì?
Digital marketing là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động quảng cáo và tiếp thị trực tuyến bằng cách sử dụng các công nghệ số và các kênh truyền thông điện tử. Đây là một phương pháp tiếp cận hiệu quả và phổ biến trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp trên internet.
Các hoạt động digital marketing bao gồm nhiều phương pháp và kênh truyền thông khác nhau như: quảng cáo trên các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter), quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google Adwords), email marketing, quảng cáo trên các trang web, video marketing, nội dung marketing và nhiều hơn nữa. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và cách tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing.
- Marketing truyền thống quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bằng cách sử dụng các kênh thông thường như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v. Mặt khác, Digital marketing là quá trình quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty bằng cách sử dụng các kênh và chiến thuật Online marketing.
- Digital marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn so với Marketing truyền thống. Do Digital marketing có công cụ tìm dữ liệu những khách hàng có sở thích, quan tâm đến mặt hàng liên quan. Vì vậy, quảng cáo của Digital marketing được hiển thị cho những đối tượng này và giúp tạo ra khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.
- Sự tương tác giữa khách hàng và công ty thông qua các kênh trực tuyến hoặc ngoại tuyến khác nhau. Vì vậy, tỷ lệ tương tác của khách hàng trong Digital marketing cao hơn so với Marketing truyền thống. Điều này là do khách hàng có thể trực tiếp xem chi tiết sản phẩm và các ưu đãi khác, chỉ bằng một cú nhấp chuột mà không cần đến phòng trưng bày hoặc công ty để biết chi tiết về sản phẩm.
- Marketing truyền thống sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa để nhắm mục tiêu khách hàng. Do đó, nó liên quan đến tiếp thị đại chúng với mức độ tiếp cận cá nhân rất thấp. Ngược lại, Digital marketing sử dụng cá nhân hóa. Có nghĩa là chỉ những sản phẩm đó được hiển thị cho những khách hàng mà họ đã quan tâm gần đây hoặc họ đang tìm kiếm nó qua internet trong một thời gian dài.
Vậy nên học Marketing truyền thống hay Digital Marketing? Trước hết phải thừa nhận rằng, cho dù Marketing truyền thống hay Digital Marketing thì chúng đều có một mục tiêu chung là mang sản phẩm đến người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp bán được hàng. Tuy nhiên, con đường đi đến đích, đạt được mục tiêu của hai hình thức marketing này không giống nhau.
Có một số ý kiến cho rằng: trong thời gian sắp tới thì Digital Marketing sẽ có thể thay thế hoàn toàn Marketing truyền thống. Nhận định này gây ra nhiều ý kiến trái chiều bởi vì mặc dù digital marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu điểm vượt trội và cũng sẽ có những điểm yếu, những điều mà digital marketing không làm được nhưng Marketing truyền thống lại làm rất tốt.
Học chuyên ngành Marketing tại Swinburne Việt Nam
Nhận bằng cử nhân trực tiếp từ Đại học Công nghệ Australia, thuộc Top 1% các trường đại học tốt nhất thế giới
Swinburne Việt Nam là chương trình liên kết đào tạo giữa Swinburne University of Technology và Đại học FPT. Sinh viên khi chọn chuyên ngành Marketing tại Swinburne Việt Nam được cập nhật những kiến thức chuyên môn tiến bộ nhất trên thế giới và học tập cùng các chuyên gia hàng đầu. Toàn bộ nội dung và chương trình đào tạo chuyên ngành Marketing đều được chuyển giao trực tiếp và đảm bảo quy trình kiểm định khắt khe từ Đại học Công nghệ Swinburne, Australia.
Đại học Công nghệ Swinburne được biết đến là một trong số những trường đại học tốt nhất, xếp thứ 285 trên Bảng xếp hạng QS Rankings 2024 và thuộc Top 1% các trường đại học hàng đầu thế giới.
Trong đó, ngành Kinh doanh của Swinburne đã khẳng định được uy tín khi nằm trong Top 350 các trường tốt nhất theo ngành học theo xếp hạng của QS Rankings 2024. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Marketing sẽ nhận được tấm bằng cử nhân được cấp bởi Đại học Công nghệ Swinburne, Australia.
Tiên phong nắm bắt cơ hội ứng dụng, phát triển công nghệ mới vào các lĩnh vực tiếp thị chuyển đổi số
Giá trị cốt lõi trong đào tạo về Marketing là phát huy tinh thần sáng tạo. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang tạo cơ hội thay đổi có tính cách mạng với các hoạt động marketing.
Sinh viên chuyên ngành về Marketing sẽ được phát triển các kỹ năng tiếp thị và quản lý nâng cao cần thiết để thành công trong ngành. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng, đổi mới và thiết kế, lập kế hoạch, xây dựng thương hiệu, thiết kế kênh, truyền thông tiếp thị tích hợp và nghiên cứu thị trường. Đội ngũ giảng viên và chuyên gia ngành sẽ hỗ trợ sinh viên kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để nắm bắt cơ hội của tương lai.
Tập đoàn FPT hiện đang đi tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình số cho các doanh nghiệp không chỉ Việt Nam và toàn cầu. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên được cập nhật những xu hướng mới nhất trên thế giới, biết cách ứng dụng công nghệ mới vào các dự án marketing và kinh doanh.
Cơ hội việc làm rộng mở nhờ trải nghiệm thực tế sớm
Một trong những lợi thế khi là sinh viên Swinburne Việt Nam đó là có cơ hội việc làm rộng mở nhờ những trải nghiệm sớm. Hiện nay, các cựu sinh viên ngành Kinh doanh của Swinburne Việt Nam đều đang làm việc tại những công ty, tập đoàn lớn như: KMPG, Tập đoàn Ipsos, T&A Ogilvy, Tasco…Điều này có được bởi trong quá trình học sinh viên đã có những trải nghiệm thực tế gắn liền với doanh nghiệp.
Trong một môn học, sinh viên sẽ có ít nhất một buổi học cùng các Mentor (chuyên gia ngành) và tham gia giải quyết một bài toán do Mentor đặt ra. Những chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm liên quan đến ngành học và cái nhìn cận cảnh về công việc cũng như ngành nghề mà họ sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp.
Với mạng lưới kết nối rộng lớn, Swinburne có mối quan hệ hợp tác bền chặt và đã kí kết MOU với gần 100 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: InterContinenal, FPT Software, Panasonic, Nielsen, PwC, T&A Ogilvy, VnExpress, IBM Việt Nam, Viettel, Cisco, Toyota, VNPT, NashTech, Toyota…Sự hợp tác này giúp gia tăng cơ hội trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp. Trong đó, Studytour & Fieldtrip là hoạt động tham quan doanh nghiệp diễn ra ít nhất một lần trong một môn học, giúp sinh viên hiểu hơn về môi trường kinh doanh và hình dung được công việc của những chuyên gia Marketing trong tương lai.
Vào năm thứ 3 khi học chuyên ngành, sinh viên ngành Marketing một lần nữa có cơ hội trải nghiệm tại doanh nghiệp trong Học kì thực tập (On the job trainning – OJT). Học kì thực tập diễn ra trong 1 kỳ kéo dài 3 tháng, là cơ hội để sinh viên dấn thân vào ngành công nghiệp, học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và xây dựng những dự án Marketing thực tế của doanh nghiệp.
Tổng kết
Như vậy, Swinburne Việt Nam đã giúp bạn giải đáp sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing. Do đó, việc lựa chọn nên học ngành nào nên dựa vào sở thích, định hướng của bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!
- Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai: Tại đây