Ngành Hệ Thống Nhúng Và IoT Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Ngành Hệ Thống Nhúng Và IoT

Hẳn nhiều người đã nghe qua khái niệm Hệ thống nhúng và IoT là gì, đặc biệt là giới công nghệ thông tin. Đây là những khái niệm vẫn có phần mới mẻ với thị trường Việt Nam, nhưng đã và đang tạo ra cơn sốt nhân lực cùng cơ hội việc làm hấp dẫn. Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về hai ngành này nhé.

Khái niệm về ngành Hệ thống nhúng và IoT

Hệ thống nhúng là gì?

Hệ thống nhúng là một sự kết hợp của bộ xử lý máy tính, bộ nhớ máy tính và các thiết bị ngoại vi đầu vào / đầu ra, có chức năng chuyên dụng trong một hệ thống cơ hoặc điện tử lớn hơn. Nó được nhúng như một phần của một thiết bị hoàn chỉnh, thường bao gồm phần cứng điện hoặc điện tử và các bộ phận cơ khí.

Hệ thống nhúng điều khiển nhiều thiết bị đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Người ta ước tính rằng 98%phần trăm của tất cả các bộ vi xử lý được sản xuất đã được sử dụng trong các hệ thống nhúng

IoT là gì?

IoT (Internet of Things) là tập hợp các cảm biến, công cụ và thiết bị được kết nối thông qua internet với các ứng dụng công nghiệp, áp dụng trong một số ngành như sản xuất, hậu cần, dầu khí, giao thông vận tải, năng lượng, khai thác mỏ và kim loại, hàng không và các lĩnh vực công nghiệp khác.

Xem thêm: IoT và các ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Phân biệt Hệ thống nhúng và IoT

Tổng quan

  • Hệ thống nhúng được hiểu đơn giản là một tập con của IoT và nằm trong mạng lưới các thiết bị kết nối của IoT.
  • IoT là tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành với hệ thống nhúng để tạo ra một mạng lưới thống nhất trên internet.

Cấu trúc

  • Hệ thống nhúng: tham gia giao tiếp vật lý với các thiết bị khác thông qua công cụ kết nối.
  • IoT: Khung kiến trúc với nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm hệ thống nhúng.

Phân loại

  • Hệ thống nhúng: giải pháp kỹ thuật
  • IoT: hệ thống điều khiển để xử lý các giao tiếp trong tổ chức

Tiềm năng

  • Đối với các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo, hệ thống nhúng là biện pháp đầy tiềm năng trong xu hướng số hoá để thực thi các chức năng sáng tạo hóa, chuyên biệt hoá trong các hệ thống.
  • Hệ thống nhúng càng ngày càng được áp dụng nhiều để thực thi từ cấp thấp nhất là cơ cấu chấp hành, tới các cấp cao hơn như giám sát điều khiển.
  • IoT đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ hứa hẹn đáp ứng nhu cầu không ngừng về tự động hoá trong đời sống hiện nay.

Ứng dụng của Hệ thống nhúng và IoT trong đời sống

Ứng dụng của hệ thống nhúng

Các hệ thống nhúng thông thường sẽ tiêu tốn rất ít điện năng, giá thành lại rẻ, không chiếm quá nhiều không gian. Chính vì thế ngày nay các hệ thống này đang dần được sử dụng phổ biến. Một trong số đó phải kể đến là:

  • Các máy móc thiết bị y tế: máy thẩm thấu, máy điều hòa nhịp tim,..
  • Các thiết bị trong dân dụng như: tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng, nồi chiên,…
  • Các thiết dùng trong văn phòng: máy fax, máy in, photo, scan, máy trả lời tự động,…
  • Các thiết bị kết nối internet: router, hub, gateway, …
  • Các thiết bị điện tử: đồng hồ kỹ thuật số, máy nghe nhạc mp3, điện thoại di động,…
  • Trong công nghiệp thì chúng được sử dụng cho hầu hết các dây chuyền sản xuất tự động và các robot,…
  • Các hệ thống dẫn đường trong không lưu, hệ thống định vị,…

Ứng dụng của Hệ thống nhúng và IoT trong đời sống

Ứng dụng của IoT

  • Nhà máy thông minh: IoT đóng vai trò là trung gian thu thập dữ liệu về hoạt động của máy móc (thời gian chạy, thời gian nghỉ, sản lượng trên từng máy…) theo thời gian thực. Tất cả dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị IoT cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình sản xuất. Ứng dụng IoT đã là giải pháp lý tưởng cho các nhà sản xuất trong nhiều lĩnh vực – từ điện tử, hóa chất đến các sản phẩm thông thường để nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng. Theo thống kê từ Forbes gần đây, số lượng thiết bị được kết nối tăng lên 30,7 tỷ vào năm 2020 và các khoản đầu tư vào IoT sẽ đạt con số khổng lồ 1,29 nghìn tỷ đô la.
  • Thu thập dữ liệu thời gian thực: Các thiết bị IoT có khả năng giao tiếp máy móc – máy móc (M2M: Machine to Machine) và các dữ liệu thu thập từ cảm biến… Điều này giúp doanh nghiệp có thể cập nhật dữ liệu theo thời gian thực một cách tổng quan hơn về toàn bộ hoạt động trong nhà máy.
  • Giám sát tài sản: Cảm biến môi trường được kết nối với IoT giúp doanh nghiệp giám sát các điều kiện như rung động, nhiệt độ, độ ẩm… Chính vì vậy, ngay khi có các tác động tiêu cực đến hoạt động hoặc gây hao mòn quá mức cho thiết bị, IIoT sẽ lập tức phát ra cảnh báo tới bộ phận quản lý sản xuất nhằm có phương án xử lý tức thời.
  • Nhà thông minh: Các thiết bị IoT có thể góp mặt trong hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm và điều hòa không khí, phương tiện và hệ thống an ninh và hệ thống camera. Lợi ích lâu dài có thể bao gồm tiết kiệm năng lượng bằng cách tự động đảm bảo tắt đèn và thiết bị điện tử.
  • Internet of Medical Things (IoMT) là một ứng dụng của IoT cho các mục đích liên quan đến y tế và sức khỏe. IoMT được gọi là “Chăm sóc sức khỏe thông minh”, là công nghệ tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe số hóa. Các thiết bị IoT có thể được sử dụng để kích hoạt hệ thống theo dõi sức khỏe từ xa và thông báo khẩn cấp . Các thiết bị theo dõi sức khỏe này có thể bao gồm từ máy đo huyết áp và nhịp tim đến các thiết bị tiên tiến có khả năng theo dõi các thiết bị cấy ghép chuyên dụng, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim, thiết bị đeo tay điện tử Fitbit hoặc máy trợ thính tiên tiến.
  • Bảo trì dự đoán: IoT kết nối và thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ rung, điện áp, dòng điện, … Loại dữ liệu này phép dự đoán trước tình trạng của máy móc, xác định các dấu hiệu cảnh báo, truyền cảnh báo và kích hoạt các quy trình sửa chữa tương ứng. Bằng cách này, IoT biến bảo trì thành một hoạt động tự động với tốc độ cập nhật cao, có thể dự báo trước một thời gian dài trước khi lỗi phát sinh, giúp tiết kiệm chi phí so với các biện pháp phòng ngừa truyền thống.
  • Giám sát quá trình và hành vi: Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị và phần mềm hỗ trợ IoT cho phép người quản lý nắm bắt chặt chẽ hơn về hiệu suất của nhân viên.

Những tố chất cần thiết khi học ngành Hệ thống nhúng và IoT

Các tố chất cần cho ngành này tương tự như sinh viên các ngành khác của lĩnh vực công nghệ thông tin. Điểm thú vị của ngành này là không chỉ tạo ra các chương trình mà còn đưa chương trình này vào các thiết bị, làm việc với cả phần mềm và phần cứng. Nên nếu bạn nào yêu thích việc tạo ra các sản phẩm hữu hình như kính thông minh, vòng đeo tay thông minh, loa thông minh, xe thông minh, hệ thống tưới tiêu thông minh… nên lựa chọn ngành này. Một số yếu tố cần thiết khi học ngành Hệ thống nhúng và IoT:

  • Niềm đam mê
  • Kỹ năng lắng nghe, học hỏi
  • Khả năng tư duy logic
  • Yêu thích hoặc không gặp khó khăn khi học Toán, Lý
  • Thích tìm cách giải quyết vấn đề
  • Tiếng Anh

Cơ hội việc làm ngành Hệ thống nhúng và IoT

cơ hội việc làm ngành hệ thống nhúng và iot

Ngành hệ thống nhúng

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Hệ thống nhúng hiện nay rất lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc ở:

  • Các cơ quan thuộc lĩnh vực điện, điện tử, truyền thông thông tin và máy tính
  • Các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực hệ thống nhúng, thiết kế vi mạch như Samsung, Viettel, Intel, Bosch, Renesas (Nhật), Acronis (Mỹ – có chi nhánh tại Tp HCM và ĐN), SDS (Mỹ- có chi nhánh tại HN, Tp HCM và ĐN), công ty Global cybersoft, FPT, ….
  • Các công ty phần mềm
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Samsung, Sony, Toshiba, Panasonic…
  • Các đơn vị trong ngành quân sự, ngành y tế có sử dụng các thiết bị điện tử, hệ thống lập trình tích hợp và tự động hóa trên cơ sở hệ thống nhúng
  • Các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Ngành IoT

IoT không được nhìn nhận như là một ngành độc lập mà chúng đòi hỏi sự chuyên môn hóa ở các lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng tham khảo những cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ IoT dưới đây nhé:

  • Phân tích dữ liệu
  • Mạng và Cấu trúc
  • Bảo vệ
  • Thiết bị và phần cứng
  • Phát triển tế bào và giao diện người dùng

Xem thêm:

Những lý do nên học ngành IoT tại Swinburne

Swinburne Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành IoT, sinh viên có thể:

  • Áp dụng kiến thức rộng rãi và mạch lạc về khoa học máy tính trong các bối cảnh và lĩnh vực khác nhau bằng cách sử dụng tư duy phản biện và phán đoán.
  • Áp dụng các phương pháp thích hợp và các công cụ hiện đại để xác định phạm vi, phân tích, thiết kế, xây dựng, xác minh và vận hành hệ thống phần mềm.
  • Giao tiếp thành thạo với nhiều đối tượng, hoạt động như một thành viên hoặc người lãnh đạo hiệu quả của nhóm và sử dụng các công cụ và thực hành cơ bản của quản lý dự án trong công việc dự án.
  • Thể hiện tính chuyên nghiệp, tính chính trực, ứng xử có đạo đức, trách nhiệm giải trình nghề nghiệp và nhận thức về thực hành nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu.
  • Áp dụng phương pháp luận phân tích vấn đề và ra quyết định để xác định, thiết kế và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề liên quan trong ngành với sự độc lập về trí tuệ.
  • Đánh giá lại hiệu suất cá nhân, quá trình học tập và tự quản lý như một phương tiện để tiếp tục phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành IoT có thể đảm nhiệm các công việc như:

  • Làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và điều khiển tự động với các vị trí: lập trình viên IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT, …
  • Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với các vị trí: chuyên viên phân tích và tư vấn IoT, quản lý dự án phát triển IoT, chuyên viên triển khai dự án IoT, …
  • Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT, triển khai giải pháp IoT, …

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về ngành Hệ thống nhúng và IoT mà Swinburne Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành phù hợp với bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!