“Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?” Đây là một trong những câu hỏi mà bất cứ bạn nào có ý định đăng ký học ngành Quản trị kinh doanh cũng lo lắng khi lựa chọn học ngành này. Hãy cùng Swinburne Việt Nam giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngành học này nhé!
Ngành Quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?
Ngành quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên sự am hiểu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Sinh viên ngành này thường có nhiều cơ hội làm việc với nhiều vị trí, phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Bên cạnh, những vị trí tại phòng kinh doanh hoặc Marketing, sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể linh hoạt đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
- Phòng giao dịch – hỗ trợ khách hàng
- Trưởng bộ phận kinh doanh
- Nhân viên khảo sát thị trường và kế hoạch
- Nhân viên quản trị nguồn nhân lực hoặc bạn có thể tự mở công ty riêng của mình và tự điều hành nó.
Sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể xin vào rất nhiều vị trí khác nhau
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng thích ứng nhanh chóng và chọn lựa nghề nghiệp linh hoạt ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Một số công việc thường thấy của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh như:
- Chuyên viên phụ trách những công việc liên quan đến kinh doanh, hành chính nhân sự, marketing tại các công ty, tập đoàn.
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Đọc thêm: Xu Hướng Ngành Quản Trị Kinh Doanh – Tổng quan về ngành Quản trị Kinh doanh
Nhu cầu tuyển dụng ngành Quản trị kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay
Ngành Quản trị kinh doanh được biết đến là một trong những ngành hot nhất dành cho sinh viên khối kinh tế. Ngành học chuyên cung cấp nhiều thông tin cần thiết về tài chính, thương mại, kinh doanh, kế toán và quản trị.
Vị trí công việc của những người học Quản trị kinh doanh trải dài từ xuất – nhập khẩu, marketing, kinh doanh đến tài chính, nhân sự, kế toán. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường lao động với các vị trí này không ngừng tăng lên mỗi năm, tạo cơ hội làm việc sau khi ra trường của ngành Quản trị kinh doanh khá cao.
Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Theo thống kê ở các trang tuyển dụng nhân sự cho thấy, tại doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh thường được tuyển dụng ở những vị trí sau:
- Vị trí nhân viên phòng Kinh doanh
- Vị trí nhân viên phòng Marketing
Có thể nói ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học có quy mô rộng trong các ngành học. Sinh viên học ngành này được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực: hành chính nhân sự, marketing, tài chính, bán hàng. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD luôn được doanh nghiệp chào mời với nhiều vị trí công việc đa dạng.
Tỷ lệ thất nghiệp của ngành Quản trị kinh doanh
Theo các khảo sát gần đây, số lượng công ty tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng đầu bảng. Con số này chiếm đến 80% doanh nghiệp hiện nay đều là doanh nghiệp thương mại. Trong những doanh nghiệp này, nhu cầu nhân sự của phòng Kinh doanh và phòng Marketing được chú trọng nhiều nhất. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở hai phòng ban này rất lớn.
Nếu sinh viên cố gắng học hỏi kiến thức chuyên ngành và liên tục rèn luyện thực hành cùng với một chương trình giáo dục tốt, chắc chắn rằng trong tương lai sẽ có được một vị trí công việc. Đừng quá lo lắng về điều này, hãy tích lũy dần dần khi còn học trên ghế nhà trường, cố gắng cọ xát những tình huống thực tế. Và hãy tận dụng thời gian thực tập tốt nghiệp để trau dồi thêm cho mình đủ kỹ năng, phẩm chất, tri thức mà công ty yêu cầu.
Cách gây ấn tượng để nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
Viết CV ấn tượng
Vòng nhận hồ sơ và CV chính là bước đầu tiên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Để không bỏ lỡ “cơ hội” này, bạn cần lưu ý khi viết CV như sau:
Không để sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả
Sai chính tả là lỗi vô cùng nghiêm trọng trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này chứng tỏ rằng bạn không cẩn thận trong khi làm việc, và có thể hồ sơ của bạn bị loại ngay ở vòng sơ loại.
Thông tin liên lạc không chính xác
Những thông tin này phải rõ ràng, chính xác 100% để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn.
Hồ sơ xin việc cần có tính tích cực
Bạn nên thể hiện thái độ lạc quan, sự mong muốn dành cho vị trí ứng tuyển, và thái độ tích cực nhất để nhà tuyển dụng thấy được đam mê của bạn với công việc. Một điều quan trọng là hồ sơ xin việc đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Gây ấn tượng bằng thái độ và tác phong
Ở vòng phỏng vấn đầu tiên, bạn nên chuẩn bị một thái độ và tác phong nghiêm chỉnh, đứng đắn để tạo ấn tượng đẹp trong mắt nhà tuyển dụng.
Đến đúng giờ
Hãy đến trước 15 phút trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Tuyệt đối không được đến muộn. Cho dù có được chấp nhận, bạn cũng đã bị mất điểm với người phỏng vấn.
Trang phục ấn tượng
Bạn nên tìm hiểu về môi trường văn hoá của công ty, doanh nghiệp bạn phỏng vấn để từ đó lựa chọn được trang phục phù hợp. Lời khuyên cho bạn là hãy mặc những trang phục lịch sự như trang phục công sở, áo sơ mi, chân váy, quần tây đen… Hãy lựa chọn trang phục phù hợp và thoải mái để tạo cho bản thân phong thái tự tin nhất có thể nhé!
Thái độ bình tĩnh và tự tin
Chế ngự nỗi lo lắng và sự sợ hãi là một trong những cách tốt nhất để tạo ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Hãy bình tĩnh, tự tin, hít thở thật sâu khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn nên linh hoạt đưa ra một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng, tạo sự tương tác nhiều hơn giữa nhà tuyển dụng và bạn. Đây được xem là một trong những cách tốt nhất để “ghi điểm” cũng như tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?“. Hy vọng rằng những thông tin trên đây giúp ích cho bạn trong việc chọn ngành học nhé!