Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện là hai khái niệm riêng biệt, nhưng thường bị nhầm lẫn, thậm chí nhiều người trong ngành vẫn sử dụng nhầm lẫn giữa PR và Media. Tuy nhiên, hiểu rõ về nguồn gốc của những thuật ngữ này sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa đúng chiến lược hoặc các dịch vụ thuê ngoài khi cần thiết. Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu về hai ngành này nhé.
Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Ngành Quan hệ công chúng là thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.
Những công việc của ngành Quan hệ công chúng
Khi học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên ra trường có thể làm tại các vị trí sau:
- Chuyên viên PR: đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức kinh tế, quốc tế và tổ chức xã hội, phi chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
- Chuyên viên phân tích và tư vấn Quan hệ công chúng: làm các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
- Nghiên cứu, giảng dạy môn Quan hệ công chúng và Truyền thông trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, Quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy và tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp; nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và Quan hệ công chúng.
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành được kết hợp giữa báo chí truyền thông và công nghệ thông tin. Với mục đích là để sáng tạo, xây dựng, thiết kế các ứng dụng đa phương tiện truyền thông
Sinh viên cần có kiến thức của công dân toàn cầu để học hiệu quả ngành Truyền thông đa phương tiện. Với các kỹ năng học tập, khả năng sử dụng tiếng anh, làm việc trong môi trường quốc tế. Bên cạnh đó là các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, thái độ làm việc chuyên nghiệp, đàm phán, phản biện, tư duy sáng tạo.
Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Truyền thông đa phương tiện
Học ngành Truyền thông đa phương tiện sau này làm gì?
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ nên nhu cầu truyền thông kỹ thuật số rất cao. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện dành cho sinh viên có rất nhiều vị trí khác nhau ở các doanh nghiệp, trung tâm sản xuất, đài truyền hình,…
Vị trí công việc của sinh viên sau khi ra trường:
- Thiết kế đồ họa, xây dựng giao diện, nội dung và chức năng
- Xử lý hình ảnh, âm thanh cho công ty âm nhạc, đài truyền hình, hãng sản xuất phim.
- Quay phim, chụp ảnh, dựng phim tại đài truyền hình và các studio.
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng hình ảnh, không gian.
- Nhân viên biên tập: xây dựng nội dung báo chí, ấn phẩm,… tại các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, báo chí điện tử.
- Chuyên viên thiết kế các ấn phẩm truyền thông, hình ảnh,… cho các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
Phân ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện
Giống nhau
Các kênh truyền thông là một trong những công cụ làm PR hiệu quả nhất: báo chí, mạng xã hội, các định dạng content đa phương tiện. Còn PR cũng là một công cụ thường được sử dụng ở một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông tổng thể. Ví dụ PR hay được dùng để nâng cao hình ảnh và độ nhận diện của thương hiệu ở giai đoạn nhận biết và ghi nhớ. Ngược lại, khi bước vào giai đoạn push sales, doanh nghiệp có thể sẽ không còn chi nhiều tiền cho PR như các giai đoạn trước đó.
Cơ hội làm việc của hai ngành Quan hệ công chúng và truyền thông đều rất rộng mở, bạn có thể làm nhiều mảng khác nhau tùy theo sở thích và mong muốn thay vì bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.
Khác nhau
PR tương tác với công chúng qua nhiều phương tiện, truyền thông tương tác qua báo chí.
Quan hệ công chúng xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức và các bên liên quan. Để làm như vậy, các chuyên gia PR có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau, như blog của công ty, mạng xã hội, sự kiện đặc biệt – để giao tiếp trực tiếp với đối tượng mục tiêu. Trong khi đó, quan hệ truyền thông (Media Relations) tập trung chủ yếu vào truyền thông báo chí. Sử dụng báo chí làm kênh giao tiếp với các bên liên quan không chỉ cho phép doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng nhờ hành vi trực tuyến, nhưng còn tạo được uy tín nhờ bên truyền tải trung gian.
Truyền thông là một phần của Quan hệ công chúng PR
Tất cả quan hệ truyền thông đều là Quan hệ công chúng, nhưng không phải tất cả Quan hệ công chúng đều là quan hệ truyền thông. Nói cách khác, quan hệ truyền thông là một phần của Quan hệ công chúng.
Quan hệ công chúng tạo nên thông điệp, quan hệ truyền thông phát tán thông điệp.
Các chuyên gia về Quan hệ công chúng có nhiệm vụ tạo ra thông điệp nhận diện thương hiệu, làm cho những thông điệp này trở nên lan truyền. Trong khi đó, các kênh truyền thông đảm nhận vai trò tăng phạm vi tiếp cận thông điệp qua nhiều kênh trung gian, như báo chí, truyền hình, phát thanh…
Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành quan hệ công chúng tại Swinburne
Nên học ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện ở đâu?
Những trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng
Swinburne Việt Nam
Trong chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng Swinburne, sinh viên sẽ được nghiên cứu các thuyết ảnh hưởng, kiến thức về các phương tiện truyền thông và học cách quản lý nhận thức của công chúng về một tổ chức. Đồng thời, sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng về quản lý sự kiện, viết báo, quản lý dự án và truyền thông các vấn đề để giúp các công ty xây dựng mối quan hệ lâu dài với những quan trọng đối với sự thành công của họ.
Cơ hội nghề nghiệp: Chuyên viên Quan hệ công chúng, Giám đốc sự kiện, Giám đốc Marketing, Giám đốc thương hiệu, Giám đốc dự án, Tư vấn quảng cáo, Điều phối quan hệ truyền thông và Quản lý cộng đồng.
- Đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển:
- Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai: Tại đây
Học viện báo chí và tuyên truyền
Ngành Quan hệ công chúng là ngành học thuộc khối đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu và bậc nhất của trường báo. Không giống như các chương trình đào tạo của các trường khác nặng về kiến thức, sinh viên sẽ vùi đầu vào sách vở thì học trường báo bạn sẽ được học các lên các chiến dịch, thực hiện chiến dịch với các sản phẩm, thương hiệu thực tế. Bạn sẽ thực sự bị deadline dự án dí “sấp mặt” ngay từ năm nhất đại học.
Chính vì vậy, sau khi ra trường sinh viên sẽ có kinh nghiệm thực tế trong nghề nghiệp có lợi thế hơn rất nhiều so với sinh viên trường khác. Một điều tất yếu là sinh viên trường báo sẽ luôn được các doanh nghiệp và tổ chức chào đón ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của Quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu…
Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về Quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ Quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Quan hệ công chúng.
Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng tại NEU có thời gian đào tạo là 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ.
Khối lượng kiến thức đào tạo là 128 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 85 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Theo học ngành này tại NEU, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý, xã hội – nhân văn, kinh tế và kinh doanh, marketing và truyền thông; kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu, quản trị trong lĩnh vực PR, soạn thảo trong PR, hoạch định công cụ, phương tiện truyền thông và PR, đánh giá hiệu quả PR.
Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng phục vụ công việc sau này như kỹ năng quản lý, kỹ năng sáng tạo và thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, nắm vững các kỹ năng giao tiếp trong PR, kỹ năng làm việc theo nhóm và nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác.
Những trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện
Swinburne Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện. Từ tháng 09/2020, Swinburne Việt Nam đã triển khai đào tạo và giảng dạy lĩnh vực này với những điểm khác biệt mà rất ít trường nào có được:
- Tốt nghiệp với bằng quốc tế được cấp bởi Swinburne University of Technology – trường Đại học Công nghệ hàng đầu tại Australia.
- Ngành Truyền thông đa phương tiện của Swinburne được xếp hạng 151 theo ngành học (QS2020) trên thế giới.
- Ứng dụng các phương tiện truyền thông số trong thời đại mới về công nghệ.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Swinburne có thể có công việc với mức lương khởi điểm cao nhất tại bang Victoria – Australia.
- Chương trình học luôn cập nhật các nội dung mới nhất cũng như xu hướng của ngành Truyền thông đa phương tiện trong thời đại hội nhập.
- Sinh viên được học qua trải nghiệm gắn với dự án thực tế tại các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và thế giới. Việc liên kết giữa Swinburne và doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên được tham gia học tập cùng với đội ngũ chuyên gia trong ngành.
- Cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có thể học tập dễ dàng, tạo thêm động lực học tập cho sinh viên.
Đại học FPT
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành được đánh giá cao do nhu cầu thị trường nhân lực phát triển.
Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về sự kết hợp giữa mỹ thuật đa phương tiện và truyền thông marketing dựa trên học thức về quản trị kinh doanh. Khi học ngành này, sinh viên sẽ đc bao quát quá tình xây dựng các chiến lược, hoạch định truyền thông. Sinh viên sẽ được đào tạo thêm về kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm thanh, hình ảnh, tạo lập nội dung trong quá trình xây dựng các sản phẩm truyền thông.
Về các vị trí có thể đảm nhiệm khi học ngành Truyền thông đa phương tiện:
- Các cơ quan báo chí truyền thông: truyền thông ở trung ương và các địa phương, Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí
- Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tập huấn: chuyên viên truyền thông, chuyên viên nội dung, phóng viên, quản trị các kênh truyền thông trực tuyến, nhà nghiên cứu, chuyên viên marketing trực tuyến,…
- Lĩnh vực tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: quảng cáo, phát thanh truyền hình, thiết kế, điện ảnh,các công ty Quan hệ công chúng(PR) và quảng cáo,…
Đại học Hà Nội
Trường đại học Hà Nội sẽ đào tạo cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện trong 4 năm. Khi học ngành Truyền thông đa phương tiện sinh viên sẽ được nhận chương trình đào tạo tiến tiến, cơ hội nghề nghiệp cao và kỹ năng tiếng anh thành thạo.
Sinh viên sẽ được nhận những kiến thức từ các chương trình đào tạo quốc tế như Úc, Mỹ. Không những vậy, sinh viên còn được cung cấp kiến thức của 3 ngành là truyền thông, marketing, công nghệ thông tin. Kiến thức chuyên sâu về kinh doanh điện tử, thiết kế nội dung số, quảng cáo, truyền thông,…
Sinh viên trường Đại Học Hà Nội được rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng anh thành thạo, khả năng học tập và giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng anh.
Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Học viện báo chí và tuyên truyền là trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện cho sinh viên có khả năng sáng tạo và tổ chức sản xuất sản phẩm. Ngoài ra trường còn đào tạo ứng dụng lý thuyết, chiến dịch truyền thông, quản trị website, tổ chức thực hiện các chương trình, kỹ năng Truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, các dự án phát triển Truyền thông đa phương tiện ở các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
Về các kiến thức mà các sinh viên sẽ được học:
- Kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng
- Kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn Truyền thông đa phương tiện
- kiến thức chuyên sâu về quy trình và phương pháp sáng tạo, tổ chức sản xuất các sản phẩm Truyền thông đa phương tiện.
- Trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học.
Tổng kết
Như vậy, Swinburne Việt Nam đã giúp bạn phân biệt được ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện. Do đó, việc lựa chọn nên học ngành nào nên dựa vào sở thích, định hướng của bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!