Chung kết Swin-Biz-Rockstar 2024: Bứt phá cùng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Ngày 15/11 vừa qua, vòng chung kết cuộc thi Swin-Biz-Rockstar 2024 đã diễn ra sôi nổi với nhiều bất ngờ, quy tụ 9 đội thi xuất sắc nhất cùng các…
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang trở thành một lĩnh vực cách mạng trong quản trị doanh nghiệp, nhờ vào khả năng thúc đẩy sự đổi mới và tối ưu hóa toàn diện các quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với biến đổi của thị trường, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh lớn.
Theo Precedence Research, quy mô thị trường Logistics và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu dự kiến đạt 18.230 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 10,7% từ năm 2023 đến năm 2030, mang lại triển vọng cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Xu hướng toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử được xác định là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Sự gia tăng biến động thị trường với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, cùng tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đang định hình lại cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, tạo cơ hội và thách thức mới cho các chuyên gia trong ngành.
Hiện nay, doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức từ cạnh tranh quốc tế, biến động thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều này thúc đẩy họ mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới nhà cung cấp của mình trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính linh hoạt.
Đồng thời, doanh nghiệp không chỉ mở rộng chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác quốc tế. Điều này bao gồm việc xây dựng các liên minh chiến lược, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, và thiết lập các quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất và các bên liên quan khác trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ việc mở rộng chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics toàn cầu, bao gồm cả hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, và công nghệ quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến.
Những xu hướng kể trên đã và đang mở ra cơ hội làm việc toàn cầu, tạo ra nhu cầu nhân lực rất lớn về chuyên gia Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tuy nhiên cũng đòi hỏi các chuyên gia cần có kiến thức sâu rộng về quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, khả năng giao tiếp liên văn hóa, không ngừng cập nhật và nâng cao năng lực chuyên môn.
Cách mạnh công nghệ 4.0 đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đến các doanh nghiệp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Cụ thể, việc ứng dụng công nghệ vào tự động hóa giúp tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng, từ việc nhận diện và phân loại hàng hóa cho đến việc lên kế hoạch và theo dõi, thực hiện các hoạt động vận chuyển.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cần có sự đổi mới trong cách vận hành, cập nhật xu hướng kiến thức và công nghệ để tối ưu hiệu quả hoạt động và doanh thu.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự bùng nổ mạnh mẽ của hệ thống thương mại điện tử toàn cầu, gia tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Tốc độ phát triển chóng mặt của thương mại điện tử đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân tích dữ liệu, lưu trữ, quản lý kho, xử lý đơn hàng và xây dựng dịch vụ giao hàng thông minh. Ví dụ, các hệ thống như ERP và CRM tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, giúp quản lý và điều phối hoạt động chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.
Chuyển đổi số và thương mại điện tử đang tác động mạnh mẽ đến xu hướng nghề nghiệp trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, yêu cầu nhân sự không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng công nghệ. Nhu cầu về các chuyên gia có kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng số hóa, phân tích dữ liệu, và sử dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đang tăng cao.
Để thành công trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên cần trang bị ba trụ cột kiến thức và kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, bao gồm: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng công dân toàn cầu và kỹ năng làm việc thực tế.
Trước hết, sinh viên cần trang trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành đòi hỏi các bạn cần có nền tảng về kỹ năng phân tích, quản lý dữ liệu và đưa ra quyết định tối ưu hóa hoạt động.
Đồng thời, sinh viên cần có hiểu biết rõ về thị trường toàn cầu và hành vi khách hàng để dự đoán được xu hướng và nhu cầu trong tương lai. Kỹ năng lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu cũng như khả năng quản lý rủi ro sẽ giúp các bạn chủ động ứng phó với các biến động và thách thức trong chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, việc nắm vững và vận dụng các kỹ năng chuyên môn về quản lý vận hành, quản lý mua bán, vận tải và các chiến lược kinh doanh số cũng vô cùng quan trọng để doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tối ưu hóa quy trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, kỹ năng thực hành đạo đức và bền vững trong hành vi kinh doanh là nền tảng quan trọng đối với sinh viên để đảm bảo rằng các hoạt động vận hành được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và đáng tin cậy.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc sở hữu khả năng ngoại ngữ vượt trội cùng các kỹ năng mềm quan trọng như tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm chính là những yếu tố then chốt giúp các ứng viên nổi bật và đạt được thành công trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt trong môi trường quốc tế đầy cạnh tranh.
Trước hết, kỹ năng công dân toàn cầu và khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập văn hóa đa quốc gia, từ đó việc tiếp cận thông tin, giao tiếp, đàm phán và phối hợp với các đối tác quốc tế trở nên hiệu quả.
Ngoài ra, những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp và làm việc nhóm còn giúp các bạn xử lý các tình huống phức tạp, dự đoán rủi ro, đưa ra các giải pháp sáng tạo, phối hợp các quy trình hoạt động hiệu quả và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và đối tác quốc tế.
Việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế thông qua các dự án doanh nghiệp, hoạt động trải nghiệm và thực tập giúp các bạn sinh viên hiểu được cách thức vận hành thị trường cung ứng toàn cầu, nắm bắt quy trình nghiệp vụ và phát triển tư duy, khả năng thích ứng nhanh với các biến động và yêu cầu của thị trường
Khả năng thực hiện các báo cáo nghiên cứu thị trường, phân tích các bài toán và đưa ra chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp thực tế giúp sinh viên được rèn luyện kỹ năng quản lý dự án và tư duy chiến lược, từ đó chuẩn bị tốt cho môi trường làm việc chuyên nghiệp và định hình sự nghiệp thành công trong tương lai.
Đồng thời, thông qua những trải nghiệm thực tế, sinh viên còn có cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối chuyên nghiệp với các chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp và tập đoàn lớn, từ đó mở ra các cơ hội nghề nghiệp tương lai.
Sinh viên theo học chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Swinburne Việt Nam sẽ nhận bằng Cử nhân trực tiếp từ Swinburne University of Technology (Australia) – nằm trong TOP 1% trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Dự kiến từ năm 2025, Swinburne Việt Nam sẽ chính thức triển khai chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây là chương trình thuộc ngành học Kinh doanh, được công nhận về chất lượng đào tạo bởi AACSB – Hiệp hội Phát triển Giảng dạy Doanh thương bậc Đại học. Trên thế giới hiện chỉ có khoảng 6% các trường đại học đạt tiêu chuẩn đào tạo khắt khe này.
Trước khi bước vào giai đoạn học chuyên ngành, các bạn sinh viên sẽ được học tập và rèn luyện khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng công dân toàn cầu như: tư duy phản biện, sáng tạo, tư duy logic, giao tiếp, khả năng thích ứng,… Điều này sẽ chuẩn bị một nền tảng vững chắc, giúp các bạn có thể học tập, làm việc hiệu quả và thành công trong môi trường quốc tế.
Bước vào chương trình học chuyên ngành kéo dài 3 năm, sinh viên sẽ được học tập kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Lộ trình học tập của các bạn bao gồm 8 môn học cơ bản (core units), 8 môn học chuyên ngành (major units), 8 môn tự chọn và nâng cao (electives), đảm bảo các bạn sẽ có được nền tảng kiến thức vững chắc và toàn diện trong lĩnh vực này.
Trong năm học đầu tiên, với 8 môn học cơ bản (core units), sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng như: Nguyên tắc quản trị đương đại, Số hóa doanh nghiệp, Thực hành kinh doanh bền vững,…
Trong 2 năm học tiếp theo, sinh viên sẽ tiếp tục học 8 môn chuyên ngành về lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng và 8 môn học tự chọn nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức. Các môn học chuyên ngành tập trung vào những kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ cơ bản tới nâng cao có thể kế đến như: quản lý logistics toàn cầu và chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quy trình và quản lý hoạt động, phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng,…
Swinburne Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng vào các hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm tăng cường trải nghiệm thực tế cho sinh viên. Hiện tại, với mạng lưới kết nối trên 100 doanh nghiệp lớn như Shopee, Lazada, Grab,…sinh viên thường xuyên được tham gia triển khai các dự án thực tế, tham quan doanh nghiệp mỗi kỳ học, gặp gỡ và học tập cùng chuyên gia.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm từ các cuộc thi ứng dụng giải pháp doanh nghiệp và hội thảo nghiên cứu quốc tế. Ở học kỳ cuối cùng, các bạn sẽ được ứng dụng kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc thực tập tại các doanh nghiệp lớn là đối tác của nhà trường.
Với nền tảng giáo dục vững chắc và toàn bộ các trụ cột kỹ năng cần thiết để trở nên thành công, sinh viên Swinburne Việt Nam sau khi ra trường có cơ hội làm việc ở hàng loạt các vị trí hấp dẫn như chuyên viên Logistics, chuyên viên phân tích quản lý chuỗi cung ứng, nhà quản lý mua hàng,…tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia như Gemadept, DHL, FedEx, Viettel Post,…