Chung kết Swin-Biz-Rockstar 2024: Bứt phá cùng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Ngày 15/11 vừa qua, vòng chung kết cuộc thi Swin-Biz-Rockstar 2024 đã diễn ra sôi nổi với nhiều bất ngờ, quy tụ 9 đội thi xuất sắc nhất cùng các…
Storytelling là nghệ thuật dùng câu chuyện để truyền tải thông điệp và là kỹ năng kể chuyện được nhiều diễn giả sử dụng tại các buổi diễn thuyết truyền cảm hứng. Nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu hơn về kỹ năng quan trọng này và có thể vận dụng hiệu quả trong đời sống, vừa qua, Swinburne Việt Nam đã tổ chức thành công workshop “Road to TED: Storytelling Techniques” tại Đà Nẵng.
Với chủ đề mới mẻ và hấp dẫn, sự kiện không chỉ thu hút sự tham gia của các bạn sinh viên Swinburne Việt Nam mà còn nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên từ nhiều trường đại học khác như Đại học FPT, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng…
Được biết, chị Chloe Phạm – Trưởng phòng Student HQ tại Đà Nẵng chính là người dẫn dắt workshop thú vị này. Theo chị tại Swinburne Việt Nam, sinh viên đã biết đến chuỗi sự kiện TED Talks trong chương trình Global Citizen, tuy nhiên đây là lần đầu tiên các bạn được học về kỹ thuật Storytelling thay vì chỉ học nội dung một bài nói đơn thuần.
Storytelling là kỹ thuật mà sinh viên cần biết bởi lẽ việc truyền đạt được các ý tưởng trong học tập và đời sống là vô cùng quan trọng. Một trong những kỹ thuật đầu tiên giúp thu hút khán giả là một phần mở đầu ấn tượng (Strong Opening). “Một màn mở đầu mới lạ, độc đáo là cách để bạn nhanh chóng thu hút sự chú ý của người nghe. Có nhiều cách để tạo ấn tượng ngay từ câu đầu tiên, ví dụ như: đặt câu hỏi (Trigger question), nêu ra những sự thật bất ngờ (Surprising facts), kể về một sự kiện của bản thân (Personal event), hoặc sử dụng các đạo cụ (Props)” – Chị Chloe Phạm nói.
Mở đầu ấn tượng thôi là chưa đủ, để khiến người nghe hình dung được câu chuyện của bạn cần phải xây dựng hình tượng nhân vật rõ ràng (Well – Defined Character). Chị Chloe cho biết: “Xác định tốt các nhân vật (giới tính, ngoại hình, thói quen) giúp người nghe tưởng tượng được họ đang nghe về hành trình của ai, cũng như dễ dàng hình dung được hình tượng của nhân vật (Mental image)”.
Phần cao trào của câu chuyện mô tả những xung đột và mâu thuẫn giữa các nhân vật (Conflict). Kỹ thuật này khiến người nghe bị thu hút bởi câu chuyện của bạn và mong muốn được nghe tiếp những phần sau đó. “Hãy nhớ rằng: No conflict – No curiosity – No interest” – chị Chloe nhấn mạnh về tác dụng của các xung đột trong câu chuyện.
Bên cạnh đó, cảm xúc (Emotion) chính là lý do để người nghe quan tâm đến màn thể hiện của bạn. Theo chị Chloe, một storyteller thu hút là người có khả năng truyền tải cho người nghe những cung bậc cảm xúc thông qua câu chuyện. “Có nhiều cách để tạo dựng cảm xúc cho người nghe, tuy nhiên ‘vũ khí’ tốt nhất mà chỉ mình bạn có chính là những câu chuyện trải nghiệm của chính các bạn (Personal Story). Vì vậy, khi còn trẻ đừng ngần ngại thử sức mình, đừng chần chừ đi trải nghiệm đó đây, đó sẽ là hành trang quý giá cho các bạn sau này.” – chị nói.
Để thu hút người nghe, bạn cần làm cho họ sống trong câu chuyện đó. Để làm được điều đó, bạn cần khắc họa hình ảnh sống động thông qua câu chuyện (Vivid Imagery). “Thông qua ngôn từ của bạn, hãy giúp khán giả của bạn tưởng tượng ra bối cảnh của câu chuyện. Họ nghe được điều gì (what can they hear), họ ngửi được gì (what can they smell), họ cảm nhận được gì (what can they feel physically or emotionally).” – Chị Chloe chia sẻ.
Yếu tố cuối cùng trong nghệ thuật kể chuyện chính là truyền tải thông điệp tích cực (Positive Messages). Chị Chloe Phạm nhấn mạnh: “Sau khi để người nghe sống trong câu chuyện của bạn, hãy cho họ biết câu chuyện này đáng để họ phải ghi nhớ. Đưa ra thông điệp tích cực tác động đến cảm xúc các khán giả của bạn, từ đó làm thay đổi hành động, suy nghĩ, hoặc cách ứng xử của họ. Logic có thể dẫn dắt con người ta nhưng thứ thực sự đánh gục họ là cảm xúc.”
Sau khi được chia sẻ về những kỹ thuật trong Storytelling, các sinh viên đã có cơ hội luyện tập các kỹ thuật trên thông qua việc phân tích các màn diễn thuyết của các diễn giả TED Talks và áp dụng chúng để xây dựng nên câu chuyện của đội mình thông qua phần thử thách làm việc nhóm.
Bạn Trần Văn Vỹ – sinh viên Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) cho biết buổi chia sẻ đã giúp bạn cũng như những người tham gia cảm thấy tự tin hơn khi được học thêm một vài kỹ thuật trong thuyết trình và diễn đạt ý tưởng. “Phần chia sẻ của diễn giả đã giúp mình biết thêm những kỹ thuật để việc trình bày trở nên cuốn hút hơn. Trong đó, mình ấn tượng với Emotion và Personal Story bởi đây là phương pháp mình đang học hỏi và vận dụng” – Vỹ nói.
“Road to TED: Storytelling Techniques” là sự kiện đầu tiện nằm trong chuỗi sự kiện TEDxSwinburneDanang, dự kiến sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Swinburne Đà Nẵng vào tháng 4 sắp tới. Được biết workshop trên là kết quả của việc nghiên cứu kỹ thuật Storytelling của rất nhiều diễn giả TED và qua các bài TED nổi tiếng. Trong đó, trải nghiệm tại workshop giúp sinh viên có khả năng tự phân tích các kỹ thuật trong Storytelling khi nghe bất kỳ bài TED nào và ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó làm tăng sức hấp dẫn của các bài nói, bài thuyết trình khi muốn truyền tải một thông điệp.
Thông tin về diễn giả workshop “Road to TED: Storytelling Techniques”
Chị Chloe Phạm tốt nghiệp Master ngành Media & Communication của Đại học Stirling (Anh Quốc). Chị từng giữ vai trò là người phụ trách của Global Shaper Community, tổ chức trực thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới, đồng thời từng tham dự nhiều sự kiện World Economic Forum tại Đông Á. Với tâm huyết dành cho giáo dục bậc đại học, chị từng tham gia nhiều chuỗi dự án nâng cao năng lực cho sinh viên và các bạn trẻ. Hiện nay chị Chloe Phạm đang đảm nhiệm vai trò là Trưởng phòng Student HQ tại Swinburne Việt Nam (Đà Nẵng).