Swinburne Việt Nam mở học xá mới ở Cần Thơ
Swinburne Việt Nam sẽ mở học xá mới tại Cần Thơ từ tháng 11/2024. Đây là cơ sở học tập mới nhất, nối tiếp thành công của các học xá…
Sự chuyển dịch nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi sinh viên ngành Kinh doanh (Business) phải có sự thích ứng nhanh để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng gặp gỡ Hà Anh, Việt Phú, Thanh Hằng – các sinh viên Swinburne Vietnam Alliance Programs để hiểu hơn về quá trình thích ứng với những cơ hội và khó khăn của các bạn trong kỳ thực tập nhé!
Phú: Thực ra thì mình đã bắt đầu thực tập ở đây 2 tháng trước cả khi kì thực tập bắt đầu, nhờ sự giới thiệu của một người cô. Thực tập tại Công ty dược phẩm Revo – một SMEs (với khoảng gần 70 nhân sự) chính là một cơ hội tuyệt vời để bắt đầu hành trình trải nghiệm thực tế của mình.
Hằng: Làm việc trong ngành Nhân sự chính là ước mơ của mình, vậy nên mình đã lựa chọn Melia Hanoi – khách sạn 5 sao nằm ngay giữa trung tâm là “bến đỗ” trong kỳ thực tập này. Là một người nhiệt tình và năng nổ, mình rất thích môi trường làm việc chuyên nghiệp, khối lượng công việc lớn và không ngừng thay đổi của Melia Hanoi để bản thân có những trải nghiệm đa dạng, cũng như kỹ năng thích ứng tốt trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.
Hà Anh: Trước đó, mình biết đến Intage Việt Nam và các công ty nghiên cứu thị trường khác qua lời chia sẻ của giảng viên Bích Hạnh. Sau khi tìm hiểu về Intage Việt Nam và các lĩnh vực công ty đảm nhiệm, cùng với cơ hội thực tập từ phía nhà trường, thì mình ứng tuyển vào Intage. Mình đã ứng tuyển vào Intage và may mắn trở thành thực tập sinh tại Intage TP.HCM trong ba tháng vừa qua.
Hằng: Là một thực tập sinh Nhân sự phụ trách mảng đào tạo, công việc của mình xoay quanh việc chuẩn bị các bản thuyết trình về đào tạo định hướng cho các nhân viên chính thức và nhân viên thời vụ mới, thiết kế bản tin, poster và backdrop cho các sự kiện nội bộ. Đồng thời hỗ trợ dẫn tour các bạn sinh viên từ các trường đại học lớn tại Hà Nội đến tham quan khách sạn. Mình cũng học cách sử dụng các công cụ quản lý nhân sự, quy trình tính lương và chấm công cũng như các thủ tục hành chính quan trọng nữa. Một trong những nhiệm vụ thú vị nhất với mình chính là hỗ trợ lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện cùng phòng Nhân sự, vì chăm lo cho đời sống nhân viên chính là một phần cốt lõi của Nhân sự mà!
Hà Anh: Vị trí mình ứng tuyển là thực tập sinh nghiên cứu thị trường nên mình sẽ hỗ trợ các anh chị trong nhóm thực hiện dự án nghiên cứu với những đầu mục như hỗ trợ xây dựng bảng câu hỏi hay theo dõi tiến độ dự án ở các khu vực. Ngoài ra, mình còn được học cách cập nhật dữ liệu nghiên cứu, kiểm kê tài sản, và chuẩn bị tài liệu cần thiết cho dự án.
Phú: Mình tự nhận thấy bản thân là một người làm việc khá tự do và ngẫu hứng. Mình từng xem thời gian biểu và giấy nhớ như những thứ thừa thãi. Cho đến đợt thực tập, khi mình bị “overloading”, thì đặc điểm này lại trở thành một điểm yếu của mình trong công việc. Mình đã dần dần nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng sắp xếp công việc và quản lí thời gian. Ông bà ta nói cấm có sai: “Ghét của nào trời trao của đó”, mình đã phải tìm đến bảng biểu và giấy nhớ để rèn luyện những kĩ năng còn thiếu trên. May mắn là phương pháp này thực sự hiệu quả!
Hằng: Lần đầu làm trong ngành dịch vụ hiếu khách luôn đòi hỏi các nhân viên phải luôn có sự đổi mới, nhiệt huyết, năng động và tính thích ứng cao, đặc biệt là trong môi trường khách sạn 5 sao như Melia Hanoi. Mình bị choáng ngợp với các quy định nghiêm ngặt, khối lượng công việc lớn và sự hối hả của các phòng ban. Mình cảm thấy hơi lo và áp lực vì không biết liệu mình có thể theo kịp mọi người không. Nhưng nhờ sự chỉ bảo của các anh chị đồng nghiệp, mình đã từng bước làm quen và dần bắt kịp tiến độ làm việc của mọi người trong từng công việc tại khách sạn.
Hà Anh: Đối với mình đó là áp lực về thời gian và công việc. Khi làm dự án nghiên cứu thị trường, việc thực hiện luôn cần đảm bảo tiến độ, dữ liệu cập nhật và tài liệu cần thiết cho khách hàng. Ban đầu mình chưa quen việc, có những đầu việc mình làm cả buổi mới hoàn thành. Mình lo là mình làm chậm, làm chưa tốt và để ảnh hưởng đến mọi người lắm. Nhưng từ lúc mình chủ động trao đổi và xin phản hồi từ anh chị, mọi việc suôn sẻ đã hơn rất nhiều!
Phú: Mình thật sự rất may mắn khi được học tập trong một môi trường quốc tế với những kĩ năng của một “công dân toàn cầu” như làm việc nhóm, tư duy phản biện hay khả năng giải quyết khủng hoảng. Chúng đã giúp ích mình rất nhiều trong quá trình thực tập. Ngoài ra thì những mô hình phân tích kinh doanh được đề cập xuyên suốt các môn học như: SWOT, PESTLE, 3B, Porter’s Five Forces,… cũng rất hữu ích và được ứng dụng phổ biến trong các tình huống thực tiễn mà mình đã trải nghiệm.
Hằng: Các môn học như Organizational Behaviors hay Global Business Across Cultures tại Swinburne Việt Nam đã giúp mình rất nhiều trong việc tìm hiểu cách thức hoạt động của một tổ chức chuyên nghiệp. Mình cũng dễ dàng thích ứng và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp nhờ những kỹ năng mềm mình đã được trang bị như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả hay giải quyết vấn đề, và mình nhận ra đó cũng là những điều kiện ngày càng được chú trọng bởi các nhà tuyển dụng.
Hà Anh: Môn học Marketing Research and Analytics tại Swinburne Việt Nam đã cho mình những kiến thức căn bản trong nghiên cứu như là các phương pháp nghiên cứu (định tính, định lượng) hay các loại thang đo nghiên cứu. Nhờ đó mà mình có thể hiểu sâu và học hỏi nhanh hơn trong lĩnh vực của mình trong quá trình trải nghiệm thực tế tại Intage.
Phú: Trước đây thì mình luôn nghĩ rằng yếu tố được các nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu là kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. Nhưng sau quá trình trải nghiệm thực tế, mình nhận ra yếu tố chuyên môn dù quan trọng nhưng chưa phải điều kiện then chốt nhất. Năng lực hay kỹ năng đều có thể phát triển, nhưng riêng thái độ là điều rất khó thay đổi ở mỗi người. Vậy nên điều quan trọng nhất mà mỗi người cần thể hiện trước các nhà tuyển dụng đó là một tư duy mở và thái độ cầu tiến, luôn luôn sẵn sàng đón nhận những cái mới dù có khả năng thất bại.
Hằng: Thông qua kì thực tập, một trong những bài học lớn nhất được rút ra đối với mình là hiểu được tầm quan trọng của khả năng giao tiếp cũng như tinh thần ham học hỏi. Nhờ có khả năng giao tiếp, mình có thể dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc chung, từ đó, mình có thể nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Ban Giám Đốc và các phòng ban khác nhau. Bên cạnh đó, với tinh thần ham học hỏi, mình có thể mở ra các cơ hội được tiếp thu những kiến thức và kĩ năng mới nhằm hỗ trợ cho sự nghiệp của bản thân trong tương lai và cuộc sống sau này.
Hà Anh: Đối với mình, bài học lớn nhất sau kỳ thực tập này là bài học về sự chủ động. Chủ động trao đổi, làm quen với các anh chị đi trước, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi về công việc, chủ động đề xuất và phản hồi, từ đó mình có thể cải thiện khả năng, năng lực và thích ứng với công việc.
Phú: Bên cạnh một thái độ sẵn sàng đón nhận cái mới và một tư duy mở mình đã đề cập ở câu hỏi trước, theo mình kĩ năng cơ bản nhất mà sinh viên cần chuẩn bị là các kĩ năng mềm, tin học văn phòng và một chút về các phần mềm thiết kế.
Hằng: Đối với một sinh viên năm cuối, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, mình nhận thấy tầm quan trọng của việc trau dồi và phát triển các kỹ năng mềm bởi những kỹ năng này sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội thích ứng với văn hóa doanh nghiệp nhanh hơn cũng như có những trải nghiệm học tập hiệu quả tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Hà Anh: Theo mình thì kỹ năng lắng nghe, quan sát và làm việc nhóm cần được rèn luyện trước khi bước vào kỳ thực tập. Để linh hoạt và thích ứng tốt tại một môi trường hoàn toàn khác so với môi trường học tập trên trường, mình cần tập trung lắng nghe lúc anh chị trao đổi, hướng dẫn công việc, chủ động đặt câu hỏi, đưa đề xuất khi thích hợp, quan sát cách anh chị sắp xếp công việc, cách giao tiếp với cấp trên, khách hàng và phòng ban khác. Ngoài ra, làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng không chỉ cần thiết trong kỳ thực tập mà còn ở công việc tương lai để học cách phối hợp cùng mọi người và đạt được mục tiêu chung. Đây là những kỹ năng mình có thể trau dồi dần dần qua các tiết học trên lớp hay trong quá trình tham gia câu lạc bộ.
Phú: Entrepreneurial Mindset (Tư duy doanh nhân) là một điều tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên Business, nên học để có được. Một điều quan trọng trong lối tư duy này đó là việc đặt mục tiêu và có kế hoạch kèm mốc thời gian để thực hiện được mục tiêu đó. Có một câu nói mình từng nghe đó là “People with goals succeed because they know where they’re going”. Hãy đặt mục tiêu cho việc bạn đang làm đi, mục tiêu càng cụ thể càng tốt, và cũng đừng coi nhẹ việc lên kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu mà hãy hết mình theo đuổi nó nhé!
Hằng: Là một người đi trước, mình muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn sinh viên ngành Business rằng hãy theo đuổi đam mê của mình và cố gắng học tập thật tốt, trau dồi kinh nghiệm bản thân để biến ước mơ thành hiện thực. Đặc biệt, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn hãy cố gắng tiếp thu những kiến thức và kĩ năng một cách chủ động và hiệu quả nhất để làm nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.
Hà Anh: Kỳ thực tập là cơ hội để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế cũng như áp dụng các kiến thức học trên trường vào thực tiễn. Do đó việc chuẩn bị kỹ kỹ năng, kiến thức liên quan là rất cần thiết. Đối với những bạn còn băn khoăn với nghề nghiệp phù hợp, thì trải nghiệm trong lúc thực tập sẽ giúp xác định rõ ràng hơn mục tiêu và đường đi sau này. Hãy chuẩn bị thật tốt, trau dồi rèn luyện kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tận dụng cơ hội mà kỳ thực tập mang lại để có bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình!