Khởi đầu ấn tượng năm 2024: Swinburne Việt Nam công bố 5 công trình nghiên cứu mới xuất hiện trên các tạp chí trong nước và danh mục ISI/Scopus
Các công trình nghiên cứu mới của Swinburne là sự khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là trong phạm vi công nghệ, kinh doanh và truyền thông – những lĩnh vực đào tạo trọng điểm của Swinburne. Những đóng góp này có chiều sâu về chất lượng và mức độ ảnh hưởng, trở thành nền tảng quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ của các ngành và lĩnh vực tương quan tại cấp độ toàn cầu.
Một số công trình nghiên cứu nổi bật bao gồm: “Exploring fake news awareness and trust in the age of social media among university student TikTok users” (ThS. Dương Hoài Lan, TS. Trần Minh Tùng); “Examination on how Undergraduates’ Desires to Attend Universities Affects the Administration and Leadership of University” (TS. Trần Minh Tùng); “Exploring Gen Z’S Consumption and Perception of Educational Content on TikTok Platform: A Qualitative Study in Vietnam Context” (ThS. Dương Hoài Lan, NCS. Võ Thị Kim Oanh và ThS. Trần Thị Kim Cúc)…
Trong đó, nghiên cứu “Enhancing Team Performance Unveiling Novel Insights into Teamwork Dynamics” của TS. Trần Minh Tùng phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nhóm. Công trình này đề xuất các chiến lược mới để cải thiện hiệu quả teamwork, kết hợp phân tích dữ liệu sâu và ứng dụng thực tiễn cho các tổ chức, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc nhóm và nâng cao hiệu suất công việc.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của ThS. Dương Hoài Lan, “Exploring fake news awareness and trust in the age of social media among university student TikTok users”, mở ra cái nhìn mới mẻ về cách sinh viên đại học, những người sử dụng TikTok, tiếp cận và xử lý thông tin trong môi trường truyền thông xã hội, nơi tin giả lan truyền mạnh mẽ. Đề tài này khám phá cách sinh viên đối mặt và phản ứng với thông tin giả trên nền tảng nàng, cũng như đánh giá độ tin cậy của hộ với nội dung truyền thông xã hội. Mục tiêu là cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức giáo dục và kiểm soát tin giả ở cộng đồng sinh viên trong kỷ nguyên số.
Nghiên cứu “Exploring Gen Z’S Consumption and Perception of Educational Content on TikTok Platform: A Qualitative Study in Vietnam Context” do ThS. Dương Hoài Lan, NCS. Võ Thị Kim Oanh và ThS. Trần Thị Kim Cúc thực hiện, tập trung phân tích vào việc hiểu rõ hành vi và quan điểm của Gen Z tại Việt Nam khi tiếp xúc với nội dung giáo dục qua TikTok. Sử dụng phương pháp định tính, nghiên cứu này mang lại cái nhìn chi tiết về cách thức và tác động của TikTok đến quá trình học tập của thế hệ trẻ, đồng thời đề xuất những phương pháp để tăng cường hiệu quả giáo dục thông qua nền tảng này.
Trong nghiên cứu khoa học, Scopus (Hà Lan) và ISI (Hoa Kỳ) được biết đến là hai trong số các hệ thống dữ liệu khoa học quốc tế uy tín nhất, chịu trách nhiệm phân loại và xác nhận chất lượng của các ấn phẩm khoa học theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiêm ngặt. Để một nghiên cứu được đăng trên các tạp chí thuộc hai hệ thống này, công trình đó đã phải vượt qua một loạt các bài kiểm tra chất lượng và đóng góp cho ngành.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có tạp chí khoa học nào được ghi nhận bởi ISI và chỉ 13/600 tạp chí thuộc danh mục Scopus. Điều này cho thấy một thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho cộng đồng nghiên cứu khoa học Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu và mở rộng vòng tay hợp tác quốc tế.
Trung ST