Career Success
Chương trình Định Hướng Nghề Nghiệp Thành Công giới thiệu phương pháp tiếp cận chiến lược và cá nhân hóa để phát triển nghề nghiệp, không chỉ trang bị cho sinh viên thành công trong công việc mơ ước mà còn khuyến khích việc học hỏi và sự phát triển liên tục trong suốt hành trình sự nghiệp. Chương trình Định Hướng Nghề Nghiệp Thành Công được xây dựng dựa trên 03 giai đoạn quan trọng tương ứng với 03 năm học của sinh viên: Khám phá, Trải nghiệm và Kết Nối – là một phương pháp tiếp cận toàn diện, với mỗi giai đoạn được thiết kế nhằm hướng dẫn sinh viên từ quá trình tự khám phá năng lực bản thân đến việc định hình con đường phát triển sự nghiệp để đạt được thành công.
Tầm nhìn
Chúng tôi truyền động lực cho sinh viên, giúp họ nhận ra tiềm năng nghề nghiệp thông qua một hành trình phát triển từ việc tự khám phá bản thân, đến việc tích lũy trải nghiệm nghề nghiệp và tham gia tích cực vào ngành công nghiệp toàn cầu.
Sứ mệnh
Chúng tôi trang bị cho sinh viên lợi thế cạnh tranh cần thiết cho một sự nghiệp thành công, qua việc thúc đẩy khả năng tự nhận thức, phát triển kỹ năng làm việc và kiến tạo kết nối doanh nghiệp.
Giai đoạn 1: Khám phá (Năm học đầu tiên)
1. Khám phá năng lực bản thân
- Khám phá bản thân: Đối với quá trình tự đánh giá, sinh viên tham gia vào các hoạt động mang tính phản ánh và chiêm nghiệm để hiểu hơn về giá trị bản thân, sở thích, kỹ năng và đặc điểm tính cách của bản thân. Sinh viên sử dụng các công cụ đánh giá kỹ năng nghề nghiệp để có cái nhìn sâu sắc về con đường sự nghiệp tiềm năng phù hợp với thế mạnh và sở thích cá nhân.
- Thiết lập mục tiêu: Việc xây dựng các mục tiêu nghề nghiệp ngắn và dài hạn, giúp sinh viên tự xác định các kỹ năng và trải nghiệm họ muốn đạt được trong suốt quá trình học tập của mình. Quá trình tự khám phá này sẽ là cơ sở cho mục tiêu phát triển nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai.
2. Hòa mình vào đời sống sinh viên
- Tham gia vào hoạt động tại trường: Việc tích cực tham gia các câu lạc bộ, các tổ chức sinh viên và các sự kiện trong trường. không chỉ giúp sinh viên phát triển kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm mà còn còn đồng thời mở rộng mạng lưới xã hội của sinh viên. Những hoạt động ngoại khóa này góp phần tạo nên một bản lý lịch toàn diện và mang lại cho sinh viên trải nghiệm giá trị bên ngoài giảng đường đại học.
- Cơ hội kết nối: Sinh viên tham gia các lễ hội, sự kiện và hội thảo trong khuôn viên trường, từ đó kết nối với bạn bè, cựu sinh viên, giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Phát triển mối quan hệ ở giai đoạn đầu của quá trình học đại học giúp sinh viên tận dụng cơ hội rộng mở từ việc được tư vấn, được thực tập và tiếp cận các cơ hội việc làm trong tương lai.
3. Phát triển các kỹ năng nền tảng cho Công dân toàn cầu (GC)
- Giao tiếp đa văn hóa: Sinh viên được trau dồi khả năng giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hóa đa dạng. Sinh viên tham gia vào một loạt các sự kiện trao đổi văn hóa và hội thảo để phát triển kỹ năng giao tiếp toàn cầu.
- Khả năng thích ứng và tính kiên cường: Sinh viên chấp nhận đối mặt với những thách thức và sự bấp bênh, phát triển tính kiên cường của bản thân bằng cách làm chủ những sự khác biệt văn hóa và từ đó thích nghi với môi trường mới. Những kỹ năng này rất quan trọng đối với lực lượng lao động toàn cầu trong bối cảnh văn hóa đa dạng và môi trường đa quốc gia.
4. Khám phá ngành nghề
- Nghiên cứu ngành nghề: Bằng cách khám phá các ngành nghề liên quan đến chuyên ngành học của mình, sinh viên sẽ có cái nhìn sâu sắc về xu thế hiện tại, nhu cầu của thị trường lao động và con đường sự nghiệp tiềm năng. Khám phá ngành nghề cho phép sinh viên có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt về định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Làm tình nguyện: Việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện cả trong và ngoài khuôn viên trường học giúp sinh viên có được kinh nghiệm thực tế, áp dụng kiến thức trên lớp vào các tình huống cụ thể và xây dựng một danh mục các kỹ năng liên quan tới ngành nghề của mình. Đồng thời, làm tình nguyện cũng đóng vai trò như một cầu nối tới các cơ hội việc làm tiềm năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Giai đoạn 2: Trải nghiệm (Năm học thứ hai)
1. Phát triển kỹ năng làm việc
- Trang bị cho sinh viên một bộ kỹ năng làm việc toàn diện, giúp sinh viên cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Điều này bao gồm việc thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và khả năng thích ứng.
- Cung cấp cho sinh viên các trải nghiệm thực tế, các hội thảo và mô phỏng giúp sinh viên áp dụng những kỹ năng này vào các tình huống thực tế.
- Kết nối sinh viên với các chuyên gia trong ngành để được cố vấn và hướng dẫn, giúp sinh viên hiểu rõ về yêu cầu cụ thể của ngành nghề.
2. Tiếp xúc với ngành
- Hỗ trợ sinh viên hòa nhập vào các trải nghiệm ngành nghề thực tế thông qua các đợt thực tập, các chuyến tham quan doanh nghiệp và nghe giảng từ các chuyên gia trong ngành.
- Tạo điều kiện xúc tiến các cơ hội kết nối, tổ chức các hội chợ việc làm và hợp tác với các đối tác trong ngành cả trong và ngoài nước để mở rộng tầm nhìn sự nghiệp đa dạng cho sinh viên.
3. Trau dồi kỹ năng lãnh đạo
- Nâng cao kỹ năng lãnh đạo bằng cách tạo cơ hội cho sinh viên đảm nhận vai trò lãnh đạo trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm các câu lạc bộ sinh viên, các dự án phục vụ cộng đồng và các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo.
4. Xây dựng hồ sơ và thương hiệu cá nhân
- Hướng dẫn sinh viên xây dựng một thương hiệu cá nhân hấp dẫn, phản ánh các kỹ năng, giá trị và hoài bão riêng của bản thân.
- Tiến hành các chương trình Kỹ Năng Nghề Nghiệp về viết CV/Resume, tối ưu hóa LinkedIn và hiểu biết về các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp.
- Khuyến khích sinh viên tạo hồ sơ số để giới thiệu các thành tích, dự án và kỹ năng của bản thân.
- Cung cấp nguồn tài nguyên về nghệ thuật kể chuyện hiệu quả trong các buổi phỏng vấn và các sự kiện kết nối để sinh viên để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng tiềm năng.
5. Định hướng nghề nghiệp
- Cung cấp cho sinh viên cách thức nghiên cứu và khám phá về các lựa chọn nghề nghiệp, bao gồm các ngành công nghiệp tiềm năng và thị trường việc làm tương ứng.
- Tạo điều kiện kết nối giữa sinh viên và cựu sinh viên cũng như các chuyên gia trong ngành để thực hiện phỏng vấn lấy tin và cố vấn giúp sinh viên định hướng con đường sự nghiệp của mình.
Giai đoạn 3: Kết nối (Năm học cuối)
1. Mô hình học tập kết hợp thực tiễn (WIL)
- Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án ngành và áp dụng kiến thức học thuật vào các trường hợp kinh doanh trong thực tế.
- Tổ chức các chuyến tham quan thực địa trong ngành để sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường và thực tiễn nơi làm việc.
- Khuyến khích sinh viên tham gia trong các cuộc thi trong và ngoài nước để thể hiện kỹ năng và xây dựng lợi thế cạnh tranh.
2. Hội nhập ngành
- Nghiên cứu: Khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu liên quan đến ngành, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc về các xu hướng và thách thức hiện tại. Tạo điều kiện hợp tác giữa sinh viên và các chuyên gia ngành cho các sáng kiến nghiên cứu chung.
- Thực tập: Thiết lập quan hệ đối tác với các đối tác ngành cả trong và ngoài nước để cung cấp các cơ hội thực tập đa dạng cho sinh viên. Triển khai các chương trình thực tập cung cấp kinh nghiệm thực tế quý báu, phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên.
3. Phát triển mạng lưới chuyên nghiệp
- Tổ chức các sự kiện kết nối trực tuyến và trực tiếp để kết nối sinh viên với các chuyên gia tương ứng trong lĩnh vực của họ.
- Cung cấp cho sinh viên hướng dẫn xây dựng mạng lưới trực tuyến mạnh mẽ thông qua các nền tảng chuyên nghiệp như LinkedIn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới đối với sự phát triển sự nghiệp của sinh viên trong tương lai.
4. Sau khi tốt nghiệp
- Nâng cao kỹ năng: Tài trợ tài khoản Coursera độc quyền cho cựu sinh viên để hỗ trợ việc học tập suốt đời. Tổ chức các buổi hội thảo và đào tạo sau khi tốt nghiệp để giúp cựu sinh viên cập nhật kiến thức với những tiến bộ đổi mới trong ngành.
- Kết nối việc làm: Thiết lập dịch vụ giới thiệu việc làm để kết nối cựu sinh viên với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp được cá nhân hóa để điều chỉnh các kỹ năng và nguyện vọng của cựu sinh viên với các cơ hội việc làm phù hợp.
Truy cập Student Portal để đặt lịch tư vấn:
Liên hệ với chúng tôi