Chọn ngành IoT và đón đầu ngành công nghiệp xu thế của tương lai
Được xem là “kịch bản” của thế giới tương lai, IoT (Internet of Things) đang là ngành học xu thế được nhiều bạn trẻ quan tâm. Theo dự báo của tạp chí Business Insider, dựa trên khảo sát thường niên về Internet of Things phỏng vấn với 35 công ty, tập đoàn lớn về công nghệ, IoT được dự đoán sẽ phát triển thành ngành công nghiệp trị giá hơn 3.000 tỉ USD trong năm 2026.
“Huyết mạch” của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng của tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. AI, Robotic, Big data, Cloud Computing, IoT… đều là những nhánh phát triển trong cuộc cách mạng này với những vai trò và nhiệm vụ riêng biệt. Nếu AI và Big Data có vai trò như bộ xử lý dữ liệu, nhận về một lượng lớn dữ liệu, xử lý và đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi trường hợp, Robotic thay thế sức lao động của con người bằng khả năng vận động không mỏi mệt của máy móc thì việc kết nối các thiết bị, các quy trình thu thập, xử lý và phản ứng sẽ do IoT đảm nhận.
IoT được xem là ngành huyết mạch trong CMCN 4.0
Ngành IoT được xem là “huyết mạch” có nhiệm vụ kết nối mọi thiết bị lại với nhau, giúp các thiết bị có thể truyền, nhận dữ liệu thu thập từ các cảm biến, đồng thời kết nối con người với thiết bị. Giờ đây con người có thể giao tiếp và giám sát thiết bị thay vì phải trực tiếp vận hành chúng. Bởi mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet. Chúng ta cũng có thể kiểm soát mọi đồ vật chỉ bằng một thiết bị thông minh như smartphone, tablet, PC hay một chiếc đồng hồ điện tử.
Nhu cầu nguồn nhân lực khổng lồ của ngành IoT
Đón đầu xu thế đó, hiện nay các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đang cố gắng đưa IoT vào chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Úc Mỹ… các công ty cũng thường gửi dự án sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động và chi phí cạnh tranh hơn. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực triển khai các công nghệ mới này là vô cùng lớn.
Tại Việt Nam, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT đang tăng lên chóng mặt với mức lương khởi điểm khoảng 101,623$/ tháng (theo số liệu của United States National Average).
Ngành IoT đang có nhu cầu nhân lực tăng lên chóng mặt
Lĩnh vực này cũng đang thu hút sự đầu tư rất lớn từ các tập đoàn công nghệ lớn trong nước và quốc tế như: Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google với những cơ hội công việc rộng mở cho các vị trí: lập trình viên IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT, quản lý dự án phát triển IoT…Dự đoán trong 20 năm tới, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Khoa học máy tính nói chung và ngành IoT nói riêng được xác định có quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư.
IoT trở thành chuyên ngành đón đầu tương lai
Là một trong những chuyên ngành có tính ứng dụng cao và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế số mọi quốc gia, ngành IoT (Internet of Things) đang có tốc độ phát triển rất nhanh trên thế giới.
Hiện nay một số trường đại học đã đưa chuyên ngành này vào giảng dạy, với mục tiêu giúp sinh viên tiếp cận với các ngành học xu thế và đón đầu cơ hội. Tại một số chương trình đào tạo như Swinburne Việt Nam, IoT không đứng độc lập thành một ngành học riêng mà là một chuyên ngành đặc biệt nằm trong nhóm ngành Công nghệ thông tin.
Với toàn bộ tài liệu và quy trình đào tạo đều được chuyển giao trực tiếp từ Swinburne University of Technology (Australia), chương trình đào tạo cam kết đạt tiêu chuẩn quốc tế với những môn học mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Từ nền tảng của Khoa học máy tính và rộng hơn là ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được tiếp cận từ cơ bản đến nghiên cứu sâu về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin, dữ liệu lớn.
Họ được trực tiếp tham gia nghiên cứu và triển khai các dự án của Tập đoàn FPT cũng như các đơn vị công nghệ khác. Tập đoàn FPT hiện là đối tác tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số cho các Tập đoàn lớn như Boeing, Airbus, UPS, Toshiba, Hitachi. Lợi thế này giúp sinh viên Swinburne Việt Nam được tiếp cận thực tiễn với các giải pháp công nghệ mới đang là xu hướng của tương lai.
Sinh viên Swinburne Việt Nam thường xuyên được thực hành IoT trong phòng Lab và tham gia các cuộc thi về lập trình IoT
Bên cạnh đó sinh viên ngành IoT cũng có cơ hội học hỏi từ giáo sư đến từ các trường đại học hàng đầu và tích luỹ thêm kiến thức thực tế từ các chuyên gia doanh nghiệp. Với các kiến thức thực tế được trau dồi xuyên suốt quá trình học, họ có thể bắt tay triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính, cũng như đưa ra những gỉai pháp IoT có đóng góp cho sự phát triển của xã hội trong tương lai.
Việc rèn luyện những kỹ năng của công dân toàn cầu trong quá trình học như tư duy phản biện, nghiên cứu học thuật, làm việc nhóm, sáng tạo, ra quyết định…cũng giúp người học có khả năng áp dụng kiến thức rộng rãi, mạch lạc trong các bối cảnh và lĩnh vực khác nhau bằng cách sử dụng tư duy phản biện và phán đoán.
Các cuộc thi về IoT như Swinburne Vietnam Akathon cũng giúp sinh viên kết nối nhiều hơn với doanh nghiệp và thể hiện năng lực vận hành, triển khai ý tưởng vào thực tế. Sinh viên được phát triển tư duy chiến lược và có khả năng ra quyết định phù hợp trong những tình huống thực tế, đồng thời tạo ra được các giải pháp cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp.
Với lựa chọn này, sau ba năm học, sinh viên có cơ hội nhận được bằng đại học do Swinburne University of Technology Australia cấp và có đủ năng lực gia nhập vào đội ngũ chuyên gia IoT toàn cầu.
TRANG TRẦN