Học ngành Marketing tại Swinburne Việt Nam: Chinh phục kỷ nguyên số với lợi thế vượt trội
Marketing là một trong những ngành nghề phát triển nhanh nhất trong kỷ nguyên số, với nhu cầu nhân lực tăng mạnh trên toàn cầu. Theo báo cáo của Deloitte,…
Câu trả lời đã được giải đáp tại buổi chia sẻ của anh Phạm Quang Chính – Cựu Giám đốc sáng tạo của Ogilvy & Mather Việt Nam với các sinh viên Swinburne Việt Nam tại TP HCM vào ngày 4/6 vừa qua.
Anh Phạm Quang Chính là chuyên gia Marketing với 24 năm kinh nghiệm, trong đó có 13 năm làm việc tại Ogilvy & Mather Việt Nam. Đây chính là agency đứng đằng sau các chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của Milo, Comfort, Dove, Yahoo, Lazada…
Nhiều case study (nghiên cứu điển hình) được đưa ra đã giúp các sinh viên hiểu hơn về những chiến dịch và chiến lược điển hình mà Ogilvy từng đảm nhận, từ “cú hích” đưa Yahoo Search phổ biến đến người dùng cho đến chiến dịch “Đừng nguỵ biện – Hãy đội mũ bảo hiểm” góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân Việt Nam.
Tham khảo thêm: Ngành Truyền thông xã hội (Social Media) là gì?
Theo anh Chính, ba yếu tố quan trọng nhất đối với người sáng tạo nội dung trong ngành Marketing chính là: “Insight” – cái nhìn thấu suốt, “Idea” – ý tưởng và “Award” – giải thưởng.
“Insight” là một từ khó để dịch chính xác sang Tiếng Việt nhưng lại được xem là viên “kim cương” của mỗi doanh nghiệp truyền thông. “Idea” là việc nhìn thấy những gì người khác thấy nhưng nghĩ khác đi. Còn “Award” là minh chứng cho sự thành công của chiến dịch, đồng thời là nguồn động lực của mỗi doanh nghiệp.
“Một ý tưởng có giá trị thường bắt nguồn từ việc đồng cảm và thấu hiểu với khách hàng. Để tạo ra sự bứt phá, nhiệm vụ của người làm truyền thông đó là phải mang đến mang đến nhu cầu mà bản thân khách hàng cũng không nghĩ tới”– Anh Chính chia sẻ về yếu tố quyết định sự thành công và thất bại của một chiến dịch.
Giải thích cho điều này, cựu Giám đốc sáng tạo Ogilvy & Mather đã đưa ra dẫn chứng về Apple – công ty công nghệ hàng đầu thế giới với chiến lược marketing đỉnh cao. Một trong những chìa khoá trong cách truyền thông của “Táo Khuyết” là việc kết nối cảm xúc với người dùng. Thay vì giới thiệu những tính năng vượt trội của sản phẩm, quảng cáo của Apple tập trung vào việc cho thấy sản phẩm của họ sẽ khiến cuộc sống dễ dàng hơn thế nào, từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng tìm mua sản phẩm.
Xem thêm: Ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì?
Những kinh nghiệm và chia sẻ của chuyên gia Phạm Quang Chính đã giúp các sinh viên Swinburne Việt Nam hình dung rõ nét hơn hơn về công việc của một người làm sáng tạo. Đây được xem là trải nghiệm hữu ích với các bạn trẻ, đặc biệt là đối với các sinh viên đang có ý định theo đuổi con đường làm truyền thông chuyên nghiệp trong tương lai.