Chung kết Swin-Biz-Rockstar 2024: Bứt phá cùng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Ngày 15/11 vừa qua, vòng chung kết cuộc thi Swin-Biz-Rockstar 2024 đã diễn ra sôi nổi với nhiều bất ngờ, quy tụ 9 đội thi xuất sắc nhất cùng các…
Digital Marketing (hay còn gọi là Marketing số) đang liên tục đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và các thương hiệu từ banner cho đến big data. Ngày nay, với sự kết nối ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được thiết lập, các thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng. Các lĩnh vực trong marketing số như Paid media (Truyền thông phải trả tiền), SEO, Content Marketing và Social media đang trải qua những bước thay đổi và phát triển tất yếu khi công nghệ đang ngày càng đổi mới. Cùng xem các xu hướng phát triển trong ngành Digital Marketing trong những năm tới như thế nào qua bài viết này nhé.
Tìm kiếm có trả tiền, hoặc tiếp thị công cụ tìm kiếm, là phương thức tiếp thị tạo lưu lượng truy cập web bằng cách mua quảng cáo từ các công cụ tìm kiếm.
Các doanh nghiệp sẽ trả tiền khi người dùng Internet click vào quảng cáo (hay được gọi PPC) hoặc khi quảng cáo được hiển thị. Chính vì vậy, khi chạy quảng cáo, Marketer sẽ phải tính toán lựa chọn nền tảng nào tối ưu nhất để đạt được hiệu quả quảng cáo cao.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của công nghệ mới AI, việc đánh giá và lựa chọn nền tảng chạy quảng cáo sẽ hạn chế được nhiều rủi ro hơn. Một phần mềm được gọi là quảng cáo được lập trình là một phương thức truyền thông có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tự động mua không gian quảng cáo, sử dụng dữ liệu và quyết định quảng cáo đó nên tập trung vào tệp khách hàng.
Theo báo cáo “dự đoán sử dụng Quảng cáo lập trình của Mỹ” năm 2018 của Fisher, ước tính 46 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào phương thức mới này, và dự đoán 86% tất cả quảng cáo hiển thị kỹ thuật số sẽ được tự động hoá đến năm 2020. Sự chuyển đổi sang công nghệ tự động AI này cung cấp cách tiếp cận chính xác, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Đọc thêm: Có nên đi du học ngành Digital Marketing không?
Với sự xuất hiện của Siri, Alexa, Cortana và trợ lý Google, cũng như sự phổ biến của tìm kiếm bằng giọng nói, càng có nhiều người sử dụng giọng nói trực tiếp để ra lệnh, tạo yêu cầu và tìm kiếm trên các thiết bị di động.
Xu hướng này đã xuất hiện và “làm mưa làm gió” tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, khiến các marketer làm việc trong lĩnh SEO cũng không thể bỏ qua cơ hội để tối đa hoá website thông qua tìm kiếm bằng giọng nói.
Nói thì bao giờ cũng nhanh và chính xác hơn gõ bằng tay, chính vì vậy có 72% người sở hữu loa có giọng nói cho rằng họ thường xuyên sử dụng thiết bị như một thói quen hằng ngày. (Theo thống kê của Kleinberg, 2018).
Khi công nghệ càng tân tiến, con số này được dự đoán sẽ còn tăng lên. Dự kiến đến năm 2021, 50% trong số tất cả tìm kiếm sẽ được thực hiện bằng lời nói.
Tham khảo: Học Marketing ra làm gì? Mô tả các công việc ngành Marketing
Khi nhắc đến Fluencer Marketing, người ta thường ví nó như phương thức tiếp thị truyền miệng (Word-of-mouth). Người dùng thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm theo phản hồi tích cực từ những người khác. Vì vậy, sử dụng trải nghiệm tốt người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để tăng độ tin cậy của thương hiệu là một trong những cách phổ biến được dùng.
Cái khó của việc sử dụng Influencer Marketing là khó tìm được đúng người phù hợp với hình ảnh và thông điệp của nhãn hiệu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ AI, bằng cách phân tích hàng triệu bức ảnh trong vài giây và các đặc điểm cụ thể, AI có thể xác định ai là người ảnh hưởng phù hợp với hoạt động của thương hiệu. Ngoài ra, AI còn đánh giá bài đăng được cảm nhận như thế nào từ người đọc và mức độ ảnh hưởng của bài viết đến người dùng.
Theo sau SEO và tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, xu hướng phát triển trong ngành Digital Marketing tiếp theo là Content Marketing truyền tải được sự đồng cảm, tạo cho người đọc cảm giác được ưu tiên và thấu hiểu là chìa khoá để thu hút khách hàng.
Nhờ có “công lớn” của Big Data cũng như sự sẵn có của thông tin người dùng trên các Mạng xã hội, việc cá nhân hóa nội dung không chỉ dễ dàng được thực hiện, mà còn giúp thương hiệu cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Chính bởi khách hàng dễ bị thu hút với các trải nghiệm “chạm” đến sở thích hoặc sự quan tâm của họ, việc tạo ra các content phù hợp với từng cá nhân là chìa khoá để tăng tương tác và sự trung thành của khách hàng.
Một điểm nhấn nữa trong lĩnh vực Content Marketing chính là sự đa dạng hoá nội dung video trên các nền tảng mạng xã hội.
Với các hình thức như livestream trực tiếp video, Instagram TV, Stories trên Facebook và Instagram, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng video như một công cụ Marketing số.
Hơn nữa, phát triển gần đây của nội dung video 360 độ cho phép người xem điều chỉnh hướng nhìn, đem lại trải nghiệm mới mẻ, thích thú. Cùng với công nghệ này, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) giúp các thương hiệu ‘thật” hơn, gần gũi hơn với người dùng. Theo báo cáo về Marketing Video của Rinaldi, dự kiến thị trường thực tế ảo sẽ đạt 22,4 tỷ đô la vào năm 2020.
Xem thêm: Ngành kinh doanh là gì? Xu hướng ngành kinh doanh năm 2023
Trên đây là tổng quan các xu hướng phát triển trong ngành Digital Marketing thời gian tới. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích được hco các bạn. Hãy theo dõi fan page Swinburne Vietnam để đọc những thông tin, bài viết về xu hướng các ngành nghề và những kỹ năng cần có để thành công trong thời đại mới, bạn nhé!
Tham gia Cộng Đồng sinh viên SWINBURNE tương lai: Tại đây
Lê Nguyên – Swinburne Việt Nam