Liệu uống 6 cốc cà phê mỗi ngày có làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ?

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống nhiều cà phê có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ (bệnh dementia) và teo não . Hai nhà nghiên cứu Lachlan Van Schaik từ Đại học La Trobe và Graf Kennedy từ Swinburne (Úc) đã phân tích và đánh giá độ tin cậy của nghiên cứu này. 

nguy-co-mac-benh-sa-sut-tri-tue-1

Cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với nhiều người (Ảnh: Shutterstock)

Cà phê là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất thế giới. Đối với nhiều người, một ngày làm việc sẽ không trọn vẹn nếu không bắt đầu buổi sáng bằng ly cà phê, hay một cốc to-go vào chiều muộn. 

Vậy nhưng gần đây đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày có thể tăng nguy cơ teo não và mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ. Vậy nếu bạn hơi “nghiện” cà phê, liệu điều này có đáng lo không? 

nguy-co-mac-benh-sa-sut-tri-tue-2

Một nghiên cứu mới đây cho thấy có sự tương quan giữa lượng cà phê dung nạp cao và thể tích não thu nhỏ.

Các nhà nghiên cứu từ Úc và Anh đã tìm ra mối quan hệ giữa lượng dung nạp cà phê và thể tích não nhỏ hơn cùng mức độ tăng 53% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ (dementia). Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra rằng hàm lượng caffein cao gây ra bệnh dementia, và nghiên cứu này cũng không xác thực nguyên nhân của mối quan hệ này. 

Nghiên cứu này được thực hiện như thế nào? 

Công trình này được xuất bản trên tạp chí khoa học Nutritional Neuroscience và tập trung vào câu hỏi: liệu thói quen uống cà phê có liên hệ đến thể tích não và các nguy cơ dẫn đến bệnh dementia hoặc đột quỵ. 

Các nhà nghiên cứu đã lấy số liệu từ 398,646 người tình nguyện độ tuổi từ 37 đến 73 và đến từ ngân hàng dữ liệu nghiên cứu UK Biobank. 

Để theo dõi tình trạng bệnh, các nhà nghiên cứu đã xem xét số liệu từ những người mắc chứng dementia hoặc đã từng bị đột quỵ trước đây, và phân tích số liệu này song song với lượng cà phê họ uống. 

Đối với mối liên hệ giữa lượng cà phê và thể tích não, các nhà nghiên cứu phân tích hình chụp não so với lượng cà phê người tình nguyện uống mỗi ngày. 17,702 người tình nguyện đã tham gia hoạt động này của thí nghiệm. 

Thí nghiệm này chỉ quan sát chứ không can thiệp vào lối sống hay chế độ ăn uống của những tình nguyện viên. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng cà phê hấp thụ mỗi ngày của họ và xem liệu chúng có tương quan với kích cỡ não bộ và nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ hoặc đột quỵ. 

Kết quả nghiên cứu: cà phê có tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ? 

Các nhà nghiên cứu kết luận: lượng cà phê hấp thụ hàng ngày càng cao, thể tích não càng giảm. 

Mối tương quan với chứng bệnh dementia không quá rõ ràng. Những người không uống cà phê hoặc uống decaf có khả năng mắc bệnh cao hơn những người uống cà phê điều độ. Tuy nhiên, những người uống nhiều hơn 6 cốc một ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn. Nghiên cứu cho thấy không có dấu hiệu gia tăng mắc bệnh đối với những người uống từ 1 đến 2 cốc cà phê mỗi ngày. 

Sau khi tính toán và xem xét các biến số như tình trạng sức khỏe, giới tính, tuổi tác, thể tích cơ thể,… các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng uống nhiều hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày có liên quan đến thể tích não nhỏ hơn và tăng 53% nguy cơ mắc bệnh dementia so với việc uống 1 đến 2 cốc mỗi ngày. 

Không có bằng chứng liên hệ giữa lượng cà phê uống mỗi ngày và nguy cơ đột quỵ. 

nguy-co-mac-benh-sa-sut-tri-tue-3

Cà phê có lợi hay có hại cho cơ thể chúng ta? (Ảnh: Shutterstock)

Vậy ta nên đón nhận thông tin này như thế nào? 

Hiện tại, hậu quả của hiện tượng giảm thể tích não vẫn chưa rõ ràng, và nghiên cứu không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, não bộ chúng ta teo dần theo tuổi tác, và nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa thể tích não và bệnh dementia. 

Nhưng liệu kích cỡ não bộ có thực sự quan trọng ở trong nghiên cứu này? Rất nhiều động vật có thể tích não lớn hơn con người, và mối tương quan giữa trí tuệ và thể tích não không thuyết phục. Đây là một lĩnh vực còn đang được nghiên cứu nhiều. 

Một điểm đáng chú ý khác, nghiên cứu này không theo dõi kích cỡ não thực sự có teo lại theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã đo thể tích não chỉ trong một thời điểm. Vì vậy, dù một số báo cáo ghi nhận rằng uống quá nhiều cà phê sẽ làm não “teo” lại, nghiên cứu này thực ra không đo lường số liệu này. 

Hơn nữa, chỉ có một số tình nguyện viên cung cấp thông tin về chế độ dinh dưỡng của mình. Đây có thể là một vấn đề lớn với nghiên cứu này bởi một chế độ ăn mất cân bằng có thể tăng nguy cơ sa sút trí nhớ. Ngược lại, chế độ cân bằng và thói quen lành mạnh thường tương quan với sức khỏe trí tuệ dài lâu và tuổi thọ dài. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng có thể là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu. 

Ngoài ra, các thí nghiệm quan sát như nghiên cứu này thường không kiểm chứng được mối quan hệ nguyên nhân-kết quả mà chỉ có thể cho ta thấy mối quan hệ tương quan. 

Một yếu tố có thể giải thích cho việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh dementia là ảnh hưởng của caffeine đối với các bệnh tim mạch. Chẳng hạn, đã có nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê chưa lọc sẽ làm gia tăng lượng cholesterol, dẫn đến các chứng bệnh như xơ vữa động mạch – những chứng bệnh liên quan đến sao sút trí tuệ não mạch. 

Tuy nhiên, những yếu tố khác như ít vận động hoặc ăn uống không điều độ, đóng vai trò lớn hơn cà phê đối với những bệnh lý liên quan đến cholesterol. 

nguy-co-mac-benh-sa-sut-tri-tue-4

Nghiên cứu này chỉ chứng minh được có sự liên hệ, chứ không chứng minh mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (Ảnh: Shutterstock)

Vậy thông điệp ở đây là gì? 

Có những thông tin chúng ta không nên bỏ qua từ nghiên cứu này, và đây có thể là nền tảng cho những công trình trong tương lai. Chúng ta cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác về tác dụng của caffeine lên cơ thể. 

Một nghiên cứu mới đây cho thấy uống cà phê điều độ có thể giảm nguy cơ suy giảm trí tuệ đến 65%. Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác chứng minh các công dụng của cà phê như giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim, cải thiện quá trình trao đổi chất và tư duy. 

Và như hầu hết mọi thứ khác, điều độ là vô cùng quan trọng. Vì vậy dù kết quả nghiên cứu này có thể chưa chứng thực, nếu bạn uống nhiều hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày, hãy suy nghĩ về việc cắt giảm xuống đôi chút. Ba cốc một ngày chẳng han? 

“Việc này sẽ giúp bạn giảm các tác hại tiêu cực lên sức khỏe như trong nghiên cứu chỉ ra, và còn đem lại những lợi ích khác nữa” – chuyên gia Lachlan Van Schaik nói. 

Quá trình “Blind Peer Review” (Bình duyệt ẩn danh)

Đây là một bài viết hoàn toàn khách quan và dựa trên thông tin cung cấp. Các nhà nghiên cứu đã thực sự quan sát được mối liên hệ giữa lượng dung nạp cà phê lớn và thể tích não suy giảm kèm nguy cơ mắc bệnh dementia gia tăng. 

Người đọc cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ tập trung vào lượng caffeine có trong cà phê và không bao gồm các loại đồ uống khác như trà, nước tăng lực,… Vì vậy, các kết luận của nghiên cứu này chỉ áp dụng đối với cà phê, không phải caffeine. 

Ngoài ra, thí nghiệm này là một thí nghiệm quan sát và không chứng minh được rằng liều lượng cà phê cao “gây ra” hiện tượng teo não. Có thể lượng cà phê dung nạp cao sẽ khiến cho não bộ giảm thể tích và tăng nguy cơ mắc bệnh dementia, nhưng hiện tại nghiên cứu này chưa chứng minh được điều đó. 

“Tuy nhiên, đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta về những ảnh hưởng không tốt khi uống quá nhiều cà phê. Có lẽ rằng nếu ta ‘sai lầm’ để điều độ lại sẽ tốt hơn cho đến khi có thêm thông tin xác thực,” Greg Kennedy bình luận. 

Cùng theo dỗi Swinburne Việt Nam để cập nhật các tin tức mới nhất về nghiên cứu khoa học và các hoạt động của cộng đồng Swinburne trên toàn thế giới nhé!

Thảo Phạm – Theo Swinburne (Úc)

Rate this news

Trung ST

news

Sinh viên Swinburne Việt Nam tìm hiểu về truyền thông sức khỏe của Bộ Y tế

Vừa qua, ông Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Sức khỏe Bộ Y tế đã có buổi chia sẻ về “Thanh niên và…

news

Academic Festival: Vượt qua giới hạn

Tuần qua, các cán bộ giảng viên của Swinburne Việt Nam toàn quốc đã cùng tham gia sự kiện Academic Festival “Beyond the boundary” diễn ra tại Đà Nẵng. Với…

news

Samson Trek

Trekking Samson: 12km đường núi và hành trình khám phá Đà Lạt của sinh viên Swinburne Việt Nam Chính xác! Bạn không nghe nhầm đâu! Ý của chúng tôi chính…

news

The Importance of Self-awareness

In social psychology, self-awareness is the process of looking at oneself in order to assess aspects that are important to one's identity. It is one of the motives that drive…

news

Bạn nghĩ rằng mình không biết vẽ? Hãy cứ thử – và gặt hái thành quả

“Tôi không biết vẽ.” Đừng tự phủ đầu mình như vậy, và bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị đấy. Hãy cùng khám phá chủ đề này cùng Tiến…

news

Talkshow: Chấp nhận bản thân – Bước đầu trở thành những sinh viên hạnh phúc

“Không có một quy chuẩn hay định nghĩa nào về ‘bình thường’ cả, mỗi chúng ta đều đặc biệt và đáng trân trọng,” Tiến sĩ Marisha McAuliffe chia sẻ trong…