Sinh viên Swinburne trúng tuyển vào Big4 trước khi tốt nghiệp
Theo VnExpress, Trần Bảo Huy, sinh viên Swinburne Việt Nam, trúng tuyển kiểm toán viên công nghệ thông tin tại EY Vietnam, một trong bốn công ty kiểm toán hàng…
TS. Marisha McAuliffe – Giám đốc Dịch vụ sinh viên Swinburne Việt Nam đã có những chia sẻ xoay quanh chủ đề này trước thềm hội thảo quốc tế “Khám phá ranh giới của Công dân toàn cầu” (Exploring Boundaries of Global Citizenship – EBGC), sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/7/2022.
Kể từ 2015 khi UNESCO đưa ra định nghĩa về giáo dục công dân toàn cầu đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Bộ kỹ năng cũ đã không còn phù hợp, đòi hỏi người trẻ cần xây dựng những kiến thức, kỹ năng và giá trị mới nhằm thích nghi với điều đó.
Công dân toàn cầu cần quan tâm đến nhưng vấn đề rộng hơn nơi mà họ đang sống, ví dụ câu chuyện về biến đổi khí hậu, cháy rừng, lũ lụt, động đất hay các vấn đề ngoại giao toàn cầu. Họ cũng được trao quyền để đối mặt, giải quyết các thách thức toàn cầu và trở thành những người đóng góp tích cực cho thế giới.
Theo tôi là giáo dục. Tại hệ thống giáo dục của Úc, các kỹ năng của công dân toàn cầu như tư duy phản biện được đưa vào chương trình học từ rất sớm. Ở Swinburne Việt Nam, chúng tôi cũng đang làm điều này.
Các nội dung đào tạo luôn được gắn với các mục tiêu bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs), ví dụ như biến đổi khí hậu quan trọng thế nào, vì sao việc bảo vệ các tài nguyên là cần thiết hay bình đẳng giới cần được hiểu ra sao.
Ngay cả khi không nằm trong chương trình chính thức, các nội dung trên cũng sẽ được lồng ghép trong các hoạt động phi học thuật thông qua các hoạt động sinh viên, như các dự án về thiện nguyện, gây quỹ hay trải nghiệm văn hoá.
Xem thêm: Học tập quốc tế tại Việt Nam – Swinburne Pathway to Global Universities
Tôi tin rằng hội thảo sẽ thu hút sinh viên tham gia vào các chủ đề toàn cầu qua một lăng kính khác và trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Sinh viên được tham gia miễn phí để cùng thảo luận cởi mở, đặc biệt tham gia một phiên toàn thể do chính sinh viên Swinburne Việt Nam điều hành.
Những chia sẻ và bàn luận cùng các chuyên gia giáo dục, nhà hoạch địch chính sách sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quát hơn về thế giới hiện nay, cũng như biết cách làm thế nào để “sống sót” và có khả năng định hướng trong bối cảnh toàn cầu.
Tôi tin rằng ở Việt Nam có thể ngay chính các sinh viên, thanh niên và các nhà giáo dục đang tiếp cận các chương trình Công dân toàn cầu cũng chưa nhận ra bối cảnh toàn cầu đang được định hình thế nào.
Hội thảo sắp diễn ra tới đây sẽ là diễn đàn trao đổi của chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và những người đang thực hành các chương trình Công dân toàn cầu. Ngay cả các doanh nghiệp cũng có thể tham gia vì họ sẽ là người sử dụng những công dân toàn cầu trong tương lai.
Không chỉ có một góc nhìn khác về giáo dục Công dân toàn cầu, những cuộc đối thoại với phụ huynh, sinh viên cũng sẽ giúp các chuyên gia giáo dục xem xét các phương pháp và chương trình đào tạo hiện có, nhằm thay đổi và đảm bảo người học sẽ được hưởng lợi một cách tốt hơn từ các chương trình này.
Tham khảo thêm: Các kỹ năng “Công dân toàn cầu” – Cơ hội để làm việc trong môi trường quốc tế
Cảm ơn bà với những chia sẻ về chủ đề đang rất nhận được sự quan tâm hiện nay!