Sinh viên Swinburne trúng tuyển vào Big4 trước khi tốt nghiệp
Theo VnExpress, Trần Bảo Huy, sinh viên Swinburne Việt Nam, trúng tuyển kiểm toán viên công nghệ thông tin tại EY Vietnam, một trong bốn công ty kiểm toán hàng…
Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Theo nhận định từ Ngân hàng thế giới, thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy. Sau đây là 5 kỹ năng mềm quan trọng nhất của công dân toàn cầu.
[su_youtube_advanced url=”https://www.youtube.com/watch?v=w7pgflGEH4g”]
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn chủ động tìm được giải pháp trong các tình huống phức tạp. Biết phối hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Rèn luyện được kỹ năng này, bạn đang rèn luyện khả năng tự học, tự trang bị kiến thức. Chúng sẽ giúp bạn luôn cập nhật các kiến thức, giải pháp mới nhất tốt nhất để chủ động trong các tình huống có thể xảy đến.
Các doanh nghiệp đều không muốn tuyển sinh viên mới ra trường vì thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp bất kỳ chuyện gì cũng hỏi người khác, xin ý kiến cấp trên mà không tự tìm ra phương án.
Bất kể bạn muốn làm nghề nghiệp gì trong tương lai, các kỹ năng làm việc nhóm cũng sẽ là cần thiết để bạn có thể làm việc, học hỏi và đi xa hơn.
Khi thực hiện một công việc, bạn có thể sẽ cần làm việc với những người làm trong các ngành rất khác so với chuyên môn của mình. Do vậy, khi bạn có kỹ năng làm việc nhóm, bạn vẫn có thể làm việc cùng nhau và tạo nên những sản phẩm chất lượng.
Theo khảo sát PISA (OECD đánh giá kiến thức học sinh Việt Nam ở 3 lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoa học), kết quả học sinh phổ thông Việt Nam nằm trong Top 20 thế giới. Tuy nhiên, ngược lại, trong bảng xếp về các kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng làm việc nhóm lại được đánh giá ở vị trí rất thấp.
Đọc thêm: Tương lai toàn cầu cần tài năng, kỹ năng và sự sáng tạo của người trẻ
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ, đến ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống, và xã hội.
Khả năng giao tiếp tốt có thể giúp bạn làm việc với bất kỳ ai, đến từ bất kỳ quốc gia nào, bạn có thể hiểu được ý tưởng của họ, học hỏi thêm những điều hay ho từ họ và ngược lại cũng có khả năng thể hiện bản thân mình.
Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm. Kỹ năng tư duy phản biện thể hiện lập luận độc lập và luôn đặt câu hỏi cơ bản như What – When – How cho các vấn đề.
Theo nghiên cứu từ học viện quản lý giáo dục quốc gia Việt Nam năm 2019 về thực trạng tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam, các bạn sinh viên của chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức biết sự có mặt của kỹ năng tư duy phản biện nhưng việc thực hành trong thực tiễn còn thấp.
Tham khảo thêm: Hình thành tư duy kinh doanh trong thế giới thay đổi nhanh chóng
Bộ lao động Hoa Kỳ năm 2018 đã đưa ra 13 kỹ năng thiết yếu cho người lao động tại quốc gia của mình trong thế kỷ thứ 21. Theo đó, kỹ năng tư duy sáng tạo là một trong những kỹ năng được đánh giá hàng đầu.
Trong xã hội trước đây, thông tin là sức mạnh, ai nắm thông tin người đó có khả năng chiến thắng. Nhưng xã hội hiện đại là một xã hội “phẳng” về thông tin con người cần tạo sự sáng tạo để khác biệt với cái có thể “google”. Bên cạnh đó máy móc sẽ dần thay thế con người ở những việc ít đòi hỏi tính sáng tạo. Do đó, để là người có giá trị, bạn cần sáng tạo ra cái mới chứ không chỉ dừng lại ở việc làm theo những gì người khác đã làm.
Hiện nay, một số ít trường tại Việt Nam đã chú trọng hơn tới chương trình học kỹ năng. Tại Swinburne Việt Nam, bên cạnh việc học tập để có được kiến thức và các kỹ năng chuyên môn toàn cầu, sinh viên cũng được thực hành các kỹ năng mềm để có thể học tập và làm việc trong môi trường toàn cầu.
Theo Kenh14