Chuyên ngành Phân tích Dữ liệu (Data Analyst) là gì? Có nên học không?

Trong cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Không chỉ trong các công ty công nghệ mà dữ liệu còn đang chi phối các lĩnh vực như tài chính, y tế. Thông qua việc phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, nhiều doanh nghiệp đã cải thiện được hiệu quả hoạt động của bộ máy bên trong. Chính vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đều đang có nhu cầu rất cao đối với chuyên gia phân tích dữ liệu. Vậy ngành Phân tích Dữ liệu là gì?

Ngành Phân tích Dữ liệu là gì ?

Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là một trong hai ngành lớn thuộc Khoa học dữ liệu. Phân tích dữ liệu cũng là một chuyên ngành quan trọng trong khối ngành Kinh doanh. Các nhà quản lý kinh doanh cần kiến thức để có thể sử dụng dữ liệu hiệu quả. Đây là ngành được đánh giá là có nhu cầu lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Trong ngành này các dữ liệu sẽ được phân tích sâu ở dạng đồ thị, bảng tính hay báo cáo. Sau đó, các dữ liệu này sẽ được dùng để xác định xu hướng, tạo mô hình dự đoán tương lai và đưa ra các quyết định kinh doanh.

Phân tích dữ liệu 1

Các việc làm phổ biến trong lĩnh vực phân tích dữ liệu

Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Khoa học Dữ liệu, Phân tích Dữ liệu Kinh doanh hoặc một lĩnh vực tương tự có cơ hội làm việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Các vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay có thể kể đến như:

1. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Vị trí công việc phổ biến nhất mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường là chuyên viên phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực như tài chính, tiếp thị, bảo hiểm, truyền thông, chăm sóc sức khỏe,… Bạn có thể bắt đầu với những công việc đơn giản nhất như thu thập, quản lý, trích xuất, phân tích hay lọc dữ liệu theo yêu cầu của các bên liên quan.

Ví dụ, các công ty bảo hiểm cần phân tích thông tin về khách hàng (độ tuổi, mức thu nhập, giới tính, nghề nghiệp, …) để làm cơ sở mở rộng tập khách hàng tiềm năng. Các bệnh viện cần phân tích dữ liệu về các loại bệnh thường gặp theo mùa, những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh theo lứa tuổi, khu vực sinh sống, môi trường làm việc, …. Dần dần, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định hoặc hoạch định đường lối kinh doanh cho công ty dựa trên những dữ liệu đó.

2. Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Analyst)

Ở các công ty nhỏ, người ta thường coi chuyên viên phân tích dữ liệu và dữ liệu kinh doanh là một; tuy nhiên, hai chức danh này có những điểm khác biệt nhất định.

Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh phụ trách công việc phân tích và tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm việc đánh giá mô hình kinh doanh hiện có, xác định cách thức hiệu quả nhất để phân phối sản phẩm, phân công công việc cho nhân viên, cắt giảm chi tiêu,… Là một chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh, bạn không chỉ phải thu thập và phân tích dữ liệu mà còn tham gia bàn bạc và đưa ra các quyết định chiến lược, định hướng phát triển của công ty.

Tham khảo thêm: Ngành Quản trị Kinh doanh và những cơ hội rộng mở

3. Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)

Mặc dù không phải Data Analyst nào cũng có thể trở thành Data Scientist nhưng nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành một Data Scientist thì việc thành thạo các kỹ năng phân tích dữ liệu là yêu cầu cơ bản mà bạn nhất định phải đáp ứng được.

Vậy Data Scientist là làm gì? Cũng giống như Data Analyst, Data Scientist là những chuyên gia trong lĩnh vực thu thập và phân tích dữ liệu. Quan trọng hơn hết, họ thành thạo kỹ năng lập trình và kiến thức chuyên môn về Machine Learning. Nếu như Data Analyst chỉ có thể xác định được các xu hướng phát triển và sử dụng dữ liệu cụ thể để trả lời các câu hỏi thì Data Scientist còn có thể thiết kế các mô hình dữ liệu mới, viết thuật toán để dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai.

Vị trí này thường yêu cầu ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc. Khi đã nắm được các kỹ năng về phân tích dữ liệu, bạn sẽ phải tiếp tục đào sâu vào các kiến thức về lập trình, thuật toán và Machine Learning thì mới có thể trở thành một Data Scientist chính hiệu. Cũng bởi lý do này mà Data Scientist trở thành công việc có thu nhập cao nhất và là niềm mơ ước của rất nhiều người trong nghề phân tích dữ liệu.

Phân tích dữ liệu 2

4. Quản lý phát triển kinh doanh (Business Development Manager)

Công việc mà một nhà quản lý kinh doanh cần thực hiện sẽ khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề mà người đó tham gia quản lý. Tuy nhiên, về cơ bản nhiệm vụ của một nhà Quản lý kinh doanh sẽ bao gồm những yếu tố dưới đây:

  • Xác định mục tiêu kinh doanh từ đó định hướng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp để có thể hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và mục tiêu chẳng hạn như doanh thu mà công ty đã đề ra ban đầu.
  • Phối hợp với các lãnh đạo doanh nghiệp để xác định các sản phẩm cần tiêu thụ và chính sách để có thể tiêu thụ sản phẩm đó.
  • Có nhiệm vụ tham gia quản lý các nhân viên cấp dưới, đảm bảo họ thực hiện đúng tiến độ công việc đã đề ra.
  • Lên kế hoạch và tổ chức các cuộc họp một cách định kỳ để có thể truyền đạt và sắp xếp các nhiệm vụ, công việc một cách cụ thể, chi tiết đến các nhân viên thuộc quyển quản lý của mình.
  • Động viên, nâng cao tình thần làm việc của đội ngũ nhân viên, giúp đỡ họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Có thể nói rằng người thực hiện công việc Quản lý kinh doanh chính là người thuyền trường đang lèo lái cả một con thuyền, sẽ quyết định hướng đi và có thể giúp con thuyền đạt được nhiều thành quả sau mỗi chuyến đi hay không.

Vai trò của nhà Quản lý phát triển kinh doanh là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt công việc này đưa con thuyền đi đúng hướng thì đòi hỏi người thực hiện nó cần không ít kỹ năng và kiến thức. Nếu bạn luôn cố gắng và đam mê với nghề thì dần dần sau những năm tích luỹ thì sẽ đạt được vị trí này vào một ngày không xa!

Xem thêm: Digital Marketing – Xu hướng của thời đại 4.0

Mức lương của ngành Phân tích Dữ Liệu là bao nhiêu?

Hiện nay, các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi số nên nhu cầu tuyển dụng nhà phân tích dữ liệu ngày càng cao. Thế nhưng, mức lương của nhà phân tích dữ liệu vẫn phụ thuộc nhiều vào mức độ kinh nghiệm của các ứng viên, đặc biệt là trong mười năm đầu sự nghiệp trước khi trở thành một chuyên gia.

  • Ở vị trí thực tập sinh bạn có thể nhận được từ 2,000,000-4,000,000 VNĐ/tháng tuỳ vào mỗi doanh nghiệp.
  • Sinh viên mới ra trường, mức lương bạn nhận được sẽ giao động từ 10,000,000 – 15,000,000 VNĐ/tháng (khoảng trên dưới 500 USD) tùy yêu cầu của vị trí và tùy đơn vị.
  • Với 1 – 2 năm kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức lương 1,000 – 1,500 USD/tháng (theo CareerBuilder). Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được thù lao cao hơn ở vai trò quản lý hoặc trong những dự án đặc biệt.

ngành phân tích dữ liệu 3

Ngành Phân tích Dữ liệu học gì?

Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực Phân tích Dữ liệu. Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về Công nghệ Thông tin. Các kiến thức có thể kể đến như: Phát triển Web, Giải quyết vấn đề bằng ICT, Nhập môn lập trình, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng, cloud, quản lý dữ liệu, hệ thống máy tính, lập trình nhúng đối tượng.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được học những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Phân tích dữ liệu. Đồng thời các bạn cũng sẽ được tìm hiểu cách ứng dụng việc phân tích vào trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến những kiến thức về: Trực quan hóa trí tuệ kinh doanh và cơ sở dữ liệu, Quản lý dữ liệu lớn, Phân tích và mô phỏng dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý dữ liệu và ra quyết định, điều khiển thiết bị IoT, Robot.

swinburne tuyển sinh

Học Phân tích Dữ liệu tại Swinburne

Ngành Công nghệ thông tin của Swinburne được xếp hạng 251 theo ngành học (QS2020) trên thế giới và tuân thủ theo tiêu chuẩn kiểm định của ACS (Australian Computer Society) của Australia. Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ thông tin của Swinburne đã được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành này. Chương trình học cập nhật các nội dung mới nhất về công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các công nghệ mới như Big Data; IoT; Block Chain; Data Science; AI; Cloud.

Sinh viên Công nghệ thông tin Swinburne sẽ học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế tại Tập đoàn FPT. Đây là một trong các đơn vị đi đầu, tiên phong trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Tập đoàn FPT là tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin tại Việt Nam, sinh viên cũng sẽ được tham gia học cùng với các Mentor (chuyên gia trong ngành). 

Định vị của các bạn học tại Swinburne là khả năng làm việc toàn cầu và tham gia vào lực lượng các chuyên gia trong ngành CNTT trên thế giới. Swinburne đào tạo công dân toàn cầu có khả năng làm việc quốc tế với các kiến thức và kỹ năng toàn cầu. Đây là một cơ hội rất to lớn cho các bạn trẻ có thể tận dụng được các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 của Việt Nam.

Trên đây là tổng hợp thông tin về ngành Phân tích dữ liệu là gì? Hy vọng những thông tin của Swinburne đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành phân tích dữ liệu. Chúc các bạn sẽ sớm quyết định được ngành nghề mà bản thân mình theo đuổi.

Rate this news

Trung ST

news

Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Cơ hội việc làm toàn cầu

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của những công nghệ mới, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời…

news

Những điều bạn cần biết về tiêu chí tuyển sinh 2023

Swinburne Vietnam Alliance Program chính thức nhận hồ sơ xét tuyển cho năm học 2023. Nếu bạn có nguyện vọng trở thành sinh viên tương lai , đừng bỏ lỡ…

news

Đại học thế hệ mới – Swinburne Next Gen: Now

Đào tạo bậc đại học đang thay đổi từng ngày để trở nên tốt hơn. Trường Đại học Công nghệ Swinburne University với các mối quan hệ đối tác mật…

news

Kỳ thi tuyển đầu tiên mùa xuân của Swinburne: 60% thí sinh có điểm trung bình học tập trên 8.5 và IELTS 6.0 trở lên

Ngày 31/01, Swinburne Việt Nam tiếp tục tổ chức đợt thi xét tuyển Tháng 01/2021 với sự tham gia của các bạn học sinh đến từ khắp các tỉnh thành.…

news

Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế là gì? Xu Hướng Học Tập Và Nghề Nghiệp

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các nước đã bùng nổ và trở nên rất phổ…

news

Quản trị kinh doanh là gì? Xu Hướng Ngành Quản Trị Kinh Doanh 2023

Quá trình vận hành của một doanh nghiệp rất phức tạp và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để một doanh nghiệp có thể tồn…