Nên Học Marketing Hay Thương Mại Điện Tử? Ngành Nào Tốt Hơn?
Nên học marketing hay thương mại điện tử là một trong rất nhiều câu hỏi của các bạn học sinh. Vậy đâu là câu trả lời chính xác, đâu là hướng đi đúng đắn, hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu rõ hơn nhé!
Giới thiệu về ngành Marketing
Marketing là tập hợp các hoạt động hướng đến mục đích nghiên cứu, phân tích thị trường. Với mục đích nhằm quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những tố chất quan trọng để học ngành Marketing
Nhắc đến marketing là chúng ta thường nghĩ ngay đến sự trẻ trung, năng động, linh hoạt. Và đúng như vậy, người làm trong ngành marketing luôn cần đến sự nhanh nhạy, nhạy bén với thị trường.
Cụ thể, dưới đây là những tố chất cơ bản cần có khi theo đuổi ngành này:
-
Luôn năng động, đam mê và tràn đầy nhiệt huyết
-
Có khả năng quan sát, cập nhật thông tin nhạy bén và nắm bắt xu thế
-
Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục và linh hoạt trong xử lý tình huống
-
Có tính sáng tạo, nhiều ý tưởng và tính thẩm mĩ
-
Ham học hỏi, tiếp thu cái mới
-
Khả năng làm việc nhóm tốt
Nội dung đào tạo ngành Marketing
Nội dung học của ngành marketing cung cấp cho sinh viên về kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên môn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu làm việc của các doanh nghiệp.
-
Kiến thức đại cương: gồm một số môn học như Chủ nghĩa Mác-lênin, Tư tưởng HCM, Đường lối cách mạng ĐCSVN, toán cao cấp, marketing căn bản…
-
Kiến thức chuyên ngành: gồm một số môn như marketing dịch vụ, marketing quốc tế, marketing dịch vụ, hành vi khách hàng, thẩm định giá, tổ chức sự kiện…
-
Kiến thức quản trị: gồm một số môn học như quản trị bán, quản trị giá, quản trị thương hiệu, quản trị tài chính, quản trị nhân sự…
Các chuyên ngành của marketing được chia theo các nhiệm vụ chính của marketing trong doanh nghiệp: quảng cáo, marketing thương mại, quản trị thương hiệu, truyền thông, quan hệ công chúng,…
Mỗi chuyên ngành là một ngành nhỏ khác nhau. Tùy theo định hướng và sở thích thì các bạn sinh viên sẽ lựa chọn chuyên ngành cho mình.
Công việc ngành Marketing sau khi ra trường
Marketing là một ngành vẫn luôn được đánh giá là có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Và thực tế thì sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn công việc và tổ chức làm việc.
Dưới đây là một số công việc bạn có thể tham khảo:
-
Chuyên viên nghiên cứu kinh doanh, thị trường
-
Chuyên viên chăm sóc khách hàng
-
Chuyên viên quảng cáo, hoạch định chiến lược marketing, quan hệ công chúng
-
Chuyên viên phát triển sản phẩm mới và quản trị nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
-
Chuyên viên quản trị mua sắm, bán lẻ, bán hàng…
-
Chuyên viên marketing online
Với những công việc trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm trong một tổ chức công, tổ chức tư nhân hoặc ngay cả doanh nghiệp do chính bạn làm chủ.
Xem thệm: Sự Khác Nhau Giữa Marketing Truyền Thống Và Digital Marketing
Giới thiệu về ngành Thương mại điện tử
TMĐT là quá trình hoạt động, vận hành kinh doanh thông qua các sàn thương mại điện tử và các phương tiện điện tử. Theo cách hiểu đơn giản hơn thì TMĐT là toàn bộ các hoạt động cung, cầu, mua bán và trao đổi hàng hóa thông qua các phương tiện điện tử, internet.
Những kỹ năng cần có để học ngành Thương mại điện tử
Một số tố chất cần thiết khi bạn muốn theo đuổi ngành TMĐT như:
-
Là người yêu thích công nghệ, hiểu biết về CNTT
-
Yêu thích kinh doanh, thường xuyên cập nhật xu hướng kinh tế và biến động thị trường.
-
Có tính kiên trì, bền bỉ, cần cù với công việc
-
Kỹ năng giao tiếp, thương thuyết và đàm phán tốt
-
Chịu được áp lực cao, thích thử thách bản thân trong môi trường cạnh tranh
-
Sẵn sàng học hỏi, lắng nghe và tiếp thu những kiến thức mới
-
Biết cách sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả, khoa học
Việc trau dồi, rèn luyện các kỹ năng là điều cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên thì không thể bỏ qua kiến thức và chuyên môn làm việc đâu nhé.
Nội dung đào tạo ngành Thương mại điện tử
Mục tiêu đào tạo của ngành là sinh viên có thể độc lập, làm chủ được những nghiệp vụ kinh doanh về TMĐT. Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm công việc và hoàn thành được tốt những công việc được giao.
Về chương trình học thì vẫn theo như nhiều ngành khác. Gồm có các học phần cơ bản, các học phần cơ sở ngành và cuối cùng các các học phần chuyên ngành.
- Các môn đại cương: Pháp luật, Chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Tin học, Tiếng Anh căn bản…
- Các môn học cơ sở ngành: Kinh tế vi mô, Kinh tế thương mại, Thương mại điện tử, Pháp luật thương mại điện tử, Mạng máy tính căn bản, Quản trị bán hàng, Marketing thương mại điện tử
- Các môn học chuyên ngành: Thực hành mạng và quản trị mạng, Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong TMĐT, Khai báo hải quan điện tử, Thiết kế website doanh nghiệp & thương mại điện tử (WordPress & Joomla & Magento), Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C, Thực tập tốt nghiệp, Truyền thông Marketing tích hợp, Nguyên lý quản trị
Công việc ngành Thương mại điện tử sau khi ra trường
Không kém cạnh hơn so với ngành marketing, TMĐT cũng là một ngành có xu hướng công việc cực kỳ rộng mở, đặc biệt cơ hội không chỉ giới hạn trong một quốc gia. Từ đó thấy rằng tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai sẽ rất phát triển.
Sau khi tốt nghiệp ngành TMĐT, bạn có thể làm việc ở các vị trí sau đây:
-
Nhà quản trị mạng;
-
Nhân viên ứng dụng TMĐT vào kinh doanh các lĩnh vực thương mại quốc tế như XNK, forwarder, logistics; giao nhận hàng hóa…
-
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu; – Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
-
Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
-
Chuyên gia tư vấn về TMĐT và bảo mật TMĐT
-
Thiết kế và ứng dụng phần mềm trong kinh doanh
Ngoài ra còn có rất nhiều vị trí công việc khác, tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Chỉ cần có năng lực và thái độ tốt thì mức lượng của bạn còn cực kỳ hấp dẫn nữa đấy.
Nên học Marketing hay Thương mại điện tử?
Thực tế có nhiều bạn vẫn nhầm lẫn rằng TMĐT là một chuyên ngành của marketing. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng đây rõ ràng là 2 ngành học khác nhau.
Về triển vọng tương lai, hai ngành này đều sẽ rất phát triển với cơ hội công việc đa dạng. Cả hai ngành đều hướng đến mục đích là giúp cho sản phẩm, dịch vụ đến được với người tiêu dùng. Từ đó giúp mang lại lợi nhuận, doanh số cho công ty. Và cả hai ngành này đều vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời đại công nghệ 4.0 này.
Tuy nhiên thì việc lựa chọn học ngành nào vẫn có thể được lựa chọn dựa theo sở thích, đam mê cũng như khả năng của bản thân.
Nếu bạn ưa thích việc kinh doanh, muốn thử thách bản thân thì có thể lựa chọn ngành TMĐT. Còn nếu bạn ưa thích sự sáng tạo, không muốn gò bó trong một khuôn khổ nào thì có thể cân nhắc lựa chọn ngành marketing.
Bên cạnh đó, hai ngành này vẫn luôn có mối quan hệ, liên quan đến nhau. Vậy nên việc hiểu rõ bản chất từng ngành và hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn ngành học đúng đắn nhất.
Những lý do bạn nên chọn Swinburne để học Marketing
Với bằng Cử nhân Swinburne Việt Nam, sinh viên có thể làm về marketing, báo chí, phát thanh, truyền hình, phát triển nội dung, thương hiệu, quảng cáo, quan hệ công chúng hoặc truyền thông tại các doanh nghiệp, các tổ chức.
Những lý do mà bạn nên lựa chọn học marketing tại Swinburne Việt Nam:
-
Tốt nghiệp với bằng quốc tế được cấp bởi Swinburne University of Technology – trường Đại học Công nghệ hàng đầu tại Australia.
-
Ứng dụng các phương tiện truyền thông số trong thời đại mới về công nghệ.
-
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Swinburne có thể có công việc với mức lương khởi điểm cao nhất tại bang Victoria – Australia.
-
Chương trình học luôn cập nhật các nội dung mới nhất cũng như xu hướng của ngành trong thời đại hội nhập.
-
Sinh viên được học qua trải nghiệm gắn với dự án thực tế tại các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và thế giới. Việc liên kết giữa Swinburne và doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên được tham gia học tập cùng với đội ngũ chuyên gia trong ngành.
-
Cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có thể học tập dễ dàng, tạo thêm động lực học tập cho sinh viên.
Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai tại đây!
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp cho câu hỏi nên học marketing hay thương mại điện tử. Hy vọng rằng những thông tin này giúp ích được cho bạn nhé!