10 Bí quyết xua tan căng thẳng khi học online

Lịch thi bị dời liên tục, dạy và học từ xa, môi trường học tại nhà khó tập trung,… là những khó khăn các bạn học sinh, sinh viên phải đối mặt khi học tập trong thời kỳ giãn cách. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng khi học online, hãy thử áp dụng 10 phương pháp chăm sóc tinh thần theo nghiên cứu của Đại học Macquarie nhé!

24

Học Online kéo dài có thể khiến cho nhiều người chán nản, nhưng bạn có thể áp dụng phương pháp xả stress sau để biến cuộc sống online trở nên dễ dàng hơn

Nhiều chuyên gia nhận định, các hình thức học trực tuyến là xu hướng phát triển chung toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cảm thấy căng thẳng khi học online vì với điều kiện thông thường, học online vẫn được kết hợp cùng các hoạt động trực tiếp khác thay vì là lựa chọn duy nhất hiện nay. 

Trong suốt hơn một năm qua, cả nước có hơn 23 triệu học sinh, sinh viên đang làm quen với việc học online và những trải nghiệm mới của thời giãn cách xã hội. “Em thấy mọi người đều khá chán nản khi phải học online vì khó tập trung cho nội dung mới và không còn được tương tác với thầy cô, bạn bè. Học sinh cuối cấp như bọn em cũng không có cơ hội tham gia chuỗi hoạt động chia tay thầy cô, bạn bè,” bạn N.A.T, học sinh lớp 12 tại Hà Nội chia sẻ. 

Làm thế nào để giảm căng thẳng khi học online?

Giáo sư Tâm lý Viviana Wuthrich đến từ Trung tâm Sức khỏe Tinh thần của Đại học Macquarie vừa thực hiện một nghiên cứu về trầm cảm và lo âu với hơn 600 học sinh cuối cấp trong thời kỳ giãn cách xã hội cuối năm 2019. Nghiên cứu này phát hiện, 20-30% học sinh trải qua những triệu chứng lo âu nghiêm trọng trong thời gian chuyển cấp, và tỉ lệ này ngày càng gia tăng. 

“Đại dịch đem đến rất nhiều thay đổi và nỗi lo về kinh tế, người thân và đối với học sinh và thời gian thi cử và chương trình thay đổi. Vì vậy, việc cảm thấy căng thẳng là khá bình thường và học sinh sẽ có ý thức học tốt hơn. Tuy nhiên, quá lo âu sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng sau này,” Giáo sư Wuthrich nhận định. 

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trong thời gian này, hãy tham khảo các phương pháp dưới đây để tìm lại cân bằng cho bản thân:

10 Bí quyết xua tan căng thẳng khi học online

1. Giữ liên lạc với bạn bè

căng thẳng khi học online 1

Hãy giữ liên lạc với bạn bè – những người đang trải qua những vấn đề tương tự như bạn

Tiến sĩ Wuthrich cho biết, giao tiếp thường xuyên với bạn học là một phương pháp kiểm soát lo âu hiệu quả. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không trải qua những khó khăn này một mình, và còn có người chia sẻ và tạo kỉ niệm trong thời điểm này cùng nhau. 

2. Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi

Trong thời điểm này, các hoạt động vui chơi đang bị giới hạn nghiêm ngặt. Nhưng bạn vẫn có thể thư giãn bằng cách tạm dừng sử dụng đồ công nghệ, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn hoặc tập thể dục trong phòng.

căng thẳng khi học online 2

Đừng học liên tục bởi bạn sẽ rất dễ kiệt sức và không đạt được kết quả xứng với công sức đã bỏ ra

“Các bạn học sinh không nên cố học cả ngày bởi nếu cố gắng trong thời gian dài, các bạn có thể kiệt sức đúng vào kì thi và không đạt kết quả như ý.” 

>>> Xem thêm: Trải nghiệm học Công nghệ thông tin của Gen Z: Thú vị hay thách thức?

3. Xây dựng thời gian biểu

Trong thời gian ở nhà mùa dịch, chúng ta rất dễ mất dấu thời gian. Hãy tự tạo và chấp hành thời gian biểu của mình: thức dậy và lên lớp đúng giờ, nghỉ ngơi theo thời gian tự quy định,… Khi theo sát thời gian biểu, chúng ta sẽ tránh được những vấn đề như ăn uống mất kiểm soát, mất tập trung làm việc hoặc ngủ quên giờ lên lớp. 

4. Chuẩn bị tâm thế  sẵn sàng học tập

Không phải ai cũng có thể học hiệu quả ngay trong phòng ngủ, nhưng chúng ta đều có thể tự rèn luyện một tinh thần học tập nghiêm túc 

căng thẳng khi học online 3

Hãy ngồi vào bàn để có tinh thần học tập và làm việc nghiêm túc

“Não bộ chúng ta sẽ phản ứng với những tín hiệu từ môi trường, vì vậy nếu không gian xung quanh bạn tạo cảm giác giống như đang ở lớp học – gọn gàng, nghiêm túc, bạn sẽ thấy quen thuộc và dễ tập trung hơn”

Đừng nằm ườn trên giường, hãy ngồi ngay ngắn vào bàn học và tưởng tượng như bạn đang học cùng thầy cô và bạn bè ở lớp học. 

5. Đừng làm nhiều việc cùng một lúc – Hãy tắt nhạc đi 

căng thẳng khi học online 4

Nhạc không lời đóng vai trò là âm thanh nền có thể khiến bạn tập trung tốt hơn là nhạc có lời

Nghe nhạc cũng là một cách hay để giarm căng thẳng khi học online. Khi nghe nhạc trong lúc học, não bộ của bạn phải thay đổi nhiệm vụ liên tục – học/nghe – nghe/học. Tuy nhiên, âm nhạc có thể là tiếng động nền lấn át những tạp âm bên ngoài giúp bạn tập trung hơn. 

Khi đó, hãy nghe nhạc không lời và để âm lượng ở mức vừa đủ vì với nhạc có lời, não bạn thường xuyên phải để ý về lời bài hát và không thể tập trung 100% vào công việc. 

6. Tập thể thao 

căng thẳng khi học online 5

Khi không thể ra ngoài, các bạn có thể luyện tập một số bài tập nhẹ trong nhà

“Rèn luyện thể thao giúp cơ thể giải tỏa hormone chính gây nên stress là cortisol,” Giáo sư Wuthrich chia sẻ. “Trong thời gian giãn cách, mọi người không còn những vận động thông thường như đi dạo trong khuôn viên trường hay đi mua sắm các vật dụng thiết yếu.” Vì vậy, bạn có thể tham khảo những bài tập thể dục tại nhà như aerobics, nhảy dây hoặc yoga để rèn luyện sức khỏe và thư giãn. 

7. Tập trung vào những điều tích cực 

Khi tập trung vào những điều tích cực trong những tình huống “không tích cực lắm,” chúng ta có thể giảm sự lo âu và căng thẳng khi học online.

“Chúng ta thường căng thẳng khi đứng trước những tình huống vượt ra khỏi kiểm soát. Vì vậy, hãy tập trung vào những điều ta có thể chủ động được, chẳng hạn như thời gian tập luyện thể dục, học môn gì, trong bao lâu,…” Tiến sĩ Wuthrich nhấn mạnh. 

8. Lắng nghe lời khuyên từ ông bà

căng thẳng khi học online 6

Các bậc ông bà sẽ có những lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ về cách chấp nhận và vượt qua khó khăn

Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi xử lý những tình huống căng thẳng như giãn cách xã hội bình tĩnh hơn những người trẻ. Một trong những lý do có kể đến là người lớn tuổi thường bình thản chấp nhận, lạc quan và nhìn lại kinh nghiệm vượt qua khó khăn trước đây của họ. 

Vì vậy, nghiên cứu của tiến sĩ Wuthrich cho thấy các bạn trẻ có thể thu được nhiều lời khuyên hữu ích từ ông bà mình. 

>>> Xem thêm: Du học Úc nên học ngành nào?

9. Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn có gì chưa hiểu về nhiệm vụ hoặc bài tập cần làm, hãy liên hệ với giáo viên của mình – và hãy kiên nhẫn. 

“Chính các thầy cô cũng đang phải thích nghi với điều kiện học tập mới. Vì vậy, nếu họ chưa trả lời ngay trong buổi học, hãy email hoặc liên hệ theo các hình thức khác. Đừng bỏ cuộc” – Tiến sỹ Wuthrich nói. 

10. Hãy luôn nhớ rằng: Rồi mọi chuyện sẽ qua thôi 

Tiến sĩ Wuthrich gửi đến các bạn học sinh thông điệp: “Hãy nhớ rằng rồi chẳng mấy chốc nữa sẽ hết giãn cách xã hội, các kì thi cũng qua đi và những khó khăn này sẽ là quá khứ.” 

căng thẳng khi học online 7

Tiến sĩ Wuthrich nhắn nhủ: “Hãy nhớ rằng rồi những khó khăn này sẽ là quá khứ.”

“Nếu bạn cảm thấy không thể chịu đựng nổi nữa, hãy tự hỏi rằng mình có chịu đựng được thêm 60 ngày nữa không?”

Thay vì nghĩ rằng mọi chuyện thật tệ hại và không thể chịu đựng được nữa, bạn sẽ tập trung vào việc mình đã cầm cự được bao lâu và việc tiếp tục chờ đợi thêm một vài tuần sẽ không còn quá kinh khủng. “Chúng ta đã trải qua điều tương tự vào năm ngoái. Dù điều này chẳng vui vẻ gì, nhưng chắc chắn bạn đã vượt qua nó và sẽ tiếp tục vượt qua lần này,” Tiến sĩ Wuthrich nhấn mạnh. 

Cùng theo dõi Swinburne Việt Nam để cập nhật những phương pháp giảm căng thẳng khi học online và làm việc hiệu quả hơn nhé!

Thảo Phạm (Theo The Lighthouse – Macquarie University)

Rate this news

Trung ST

news

Sinh viên Swinburne Việt Nam tìm hiểu về truyền thông sức khỏe của Bộ Y tế

Vừa qua, ông Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Sức khỏe Bộ Y tế đã có buổi chia sẻ về “Thanh niên và…

news

Academic Festival: Vượt qua giới hạn

Tuần qua, các cán bộ giảng viên của Swinburne Việt Nam toàn quốc đã cùng tham gia sự kiện Academic Festival “Beyond the boundary” diễn ra tại Đà Nẵng. Với…

news

Samson Trek

Trekking Samson: 12km đường núi và hành trình khám phá Đà Lạt của sinh viên Swinburne Việt Nam Chính xác! Bạn không nghe nhầm đâu! Ý của chúng tôi chính…

news

The Importance of Self-awareness

In social psychology, self-awareness is the process of looking at oneself in order to assess aspects that are important to one's identity. It is one of the motives that drive…

news

Bạn nghĩ rằng mình không biết vẽ? Hãy cứ thử – và gặt hái thành quả

“Tôi không biết vẽ.” Đừng tự phủ đầu mình như vậy, và bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị đấy. Hãy cùng khám phá chủ đề này cùng Tiến…

news

Talkshow: Chấp nhận bản thân – Bước đầu trở thành những sinh viên hạnh phúc

“Không có một quy chuẩn hay định nghĩa nào về ‘bình thường’ cả, mỗi chúng ta đều đặc biệt và đáng trân trọng,” Tiến sĩ Marisha McAuliffe chia sẻ trong…