Đại diện ban Công nghệ Tập đoàn FPT mách tuyệt chiêu tự học AI và IoT

Đại diện ban Công nghệ Tập đoàn FPT mách tuyệt chiêu tự học AI và IoT

Theo tin fpt.edu.vn

Là một trong những Giám khảo vòng sơ loại miền Bắc của cuộc thi IoT Showcase Contest với nhiều câu hỏi hóc búa cho thí sinh, Đại diện Ban Công nghệ Tập đoàn – anh Nguyễn Đình Mạnh Linh tiếp tục góp mặt tại Research Festival 2019 tại Cần Thơ, nhưng với một vai trò khác là diễn giả Summer School. Mang tới sự kiện bài học “Tự học AI và IoT thời 4.0”, anh Mạnh Linh đã chia sẻ những kinh nghiệm của một người anh, một người đi trước với các bạn sinh viên – những người mới bước vào con đường chinh phục IoT.

AI và IoT là những công nghệ đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện đại, giúp cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời AI và IoT cũng được ứng dụng trong việc dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra, giúp chúng ta có thể kịp thời đưa ra các phương án xử lý trước các nguy cơ gây hại tới đời sống và xã hội.

IoT đã xuất hiện từ khá lâu và là một trong những ngành học được đặc biệt quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, IoT vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ và chưa phổ biến với đa số các bạn trẻ. Chính bởi vậy, để có thể bắt kịp tốc độ phát triển IoT trên thế giới, việc phát triển ngành học IoT trong trường học là giải pháp bắt buộc, đồng thời các bạn trẻ cũng nên tự học, tự nghiên cứu về IoT để có thể sớm chinh phục lĩnh vực công nghệ đầy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách này.

Xuất phát từ vấn đề đó, bài chia sẻ anh Mạnh Linh mang tới Research Festival năm nay có chủ đề “Tự học AI và IoT thời 4.0”, bao gồm những kiến thức về Xu hướng công nghệ, Nhận dạng giọng nói – Hệ thống tích hợp IoT và AI, ROS hệ thống phần mềm tương tác với phần cứng, Cách học và tiếp cận IoT – AI.

Trong khoảng thời gian không dài của bài diễn thuyết, anh Mạnh Linh đã mang tới các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về những ứng dụng của IoT trong đời sống hiện đại. Tuy vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ với các bạn trẻ nhưng thực tế, IoT đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển ngành công nghệ tại Việt Nam.

68723783 1278237242337783 9181948185386418176 n15082019

Ngoài những kiến thức lý thú về IoT và AI, sinh viên và khách tham dự còn được tìm hiểu những ứng dụng thực tế của 2 môn khoa học thời 4.0 này mà thông dụng nhất là các sản phẩm Xe tự hành, Nhận diện khuôn mặt, Nhà thông minh, Chẩn đoán bệnh…

Chia sẻ từ vòng sơ loại, anh Mạnh Linh đã tự chế tạo nhiều sản phẩm IoT như nhà thông minh, xe tự hành. Một số sản phẩm đã được ứng dụng trong đời sống cá nhân. Theo anh Mạnh Linh, trong thời đại 4.0, sinh viên hoàn toàn có khả năng tự học AI và IoT. Thông thường, quá trình tự học sẽ gồm 5 bước: Tìm hiểu về các khái niệm và kỹ năng IoT cơ bản, Kiến thức về phần cứng IoT, Mạng lưới công nghệ IoT, Nền tảng IoT và Dự án IoT.

68995830 488424055321699 4180034181612437504 n

Theo đó, trước khi bắt đầu tìm hiểu về IoT, người học cần có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó, hiểu về nó, yêu thích nó. Sau đó, người học mới bắt tay vào nghiên cứu về phần cứng của các thiết bị, chức năng, công dụng, vị trí của các phần đó trong hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên để có thể xây dựng được một sản phẩm ứng dụng IoT để đưa vào thực tế thì khối lượng kiến thức như vậy là chưa đủ, các bạn sinh viên cũng cần thâm nhập vào các mạng lưới công nghệ IoT, trực tiếp học hỏi, tìm hiểu thông qua các sản phẩm thực tế và những người đi trước. Khi đã có một nền tảng vững chắc nhất định về IoT rồi thì khi đó các bạn có thể bắt tay vào thực hiện những dự án sản phẩm IoT đầu tiên.

Rate this news

Trung ST

Đại diện ban Công nghệ Tập đoàn FPT mách tuyệt chiêu tự học AI và IoT

Đại diện ban Công nghệ Tập đoàn FPT mách tuyệt chiêu tự học AI và IoT

Theo tin fpt.edu.vn

Là một trong những Giám khảo vòng sơ loại miền Bắc của cuộc thi IoT Showcase Contest với nhiều câu hỏi hóc búa cho thí sinh, Đại diện Ban Công nghệ Tập đoàn – anh Nguyễn Đình Mạnh Linh tiếp tục góp mặt tại Research Festival 2019 tại Cần Thơ, nhưng với một vai trò khác là diễn giả Summer School. Mang tới sự kiện bài học “Tự học AI và IoT thời 4.0”, anh Mạnh Linh đã chia sẻ những kinh nghiệm của một người anh, một người đi trước với các bạn sinh viên – những người mới bước vào con đường chinh phục IoT.

AI và IoT là những công nghệ đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện đại, giúp cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời AI và IoT cũng được ứng dụng trong việc dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra, giúp chúng ta có thể kịp thời đưa ra các phương án xử lý trước các nguy cơ gây hại tới đời sống và xã hội.

IoT đã xuất hiện từ khá lâu và là một trong những ngành học được đặc biệt quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, IoT vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ và chưa phổ biến với đa số các bạn trẻ. Chính bởi vậy, để có thể bắt kịp tốc độ phát triển IoT trên thế giới, việc phát triển ngành học IoT trong trường học là giải pháp bắt buộc, đồng thời các bạn trẻ cũng nên tự học, tự nghiên cứu về IoT để có thể sớm chinh phục lĩnh vực công nghệ đầy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách này.

Xuất phát từ vấn đề đó, bài chia sẻ anh Mạnh Linh mang tới Research Festival năm nay có chủ đề “Tự học AI và IoT thời 4.0”, bao gồm những kiến thức về Xu hướng công nghệ, Nhận dạng giọng nói – Hệ thống tích hợp IoT và AI, ROS hệ thống phần mềm tương tác với phần cứng, Cách học và tiếp cận IoT – AI.

Trong khoảng thời gian không dài của bài diễn thuyết, anh Mạnh Linh đã mang tới các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về những ứng dụng của IoT trong đời sống hiện đại. Tuy vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ với các bạn trẻ nhưng thực tế, IoT đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển ngành công nghệ tại Việt Nam.

68723783 1278237242337783 9181948185386418176 n15082019

Ngoài những kiến thức lý thú về IoT và AI, sinh viên và khách tham dự còn được tìm hiểu những ứng dụng thực tế của 2 môn khoa học thời 4.0 này mà thông dụng nhất là các sản phẩm Xe tự hành, Nhận diện khuôn mặt, Nhà thông minh, Chẩn đoán bệnh…

Chia sẻ từ vòng sơ loại, anh Mạnh Linh đã tự chế tạo nhiều sản phẩm IoT như nhà thông minh, xe tự hành. Một số sản phẩm đã được ứng dụng trong đời sống cá nhân. Theo anh Mạnh Linh, trong thời đại 4.0, sinh viên hoàn toàn có khả năng tự học AI và IoT. Thông thường, quá trình tự học sẽ gồm 5 bước: Tìm hiểu về các khái niệm và kỹ năng IoT cơ bản, Kiến thức về phần cứng IoT, Mạng lưới công nghệ IoT, Nền tảng IoT và Dự án IoT.

68995830 488424055321699 4180034181612437504 n

Theo đó, trước khi bắt đầu tìm hiểu về IoT, người học cần có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó, hiểu về nó, yêu thích nó. Sau đó, người học mới bắt tay vào nghiên cứu về phần cứng của các thiết bị, chức năng, công dụng, vị trí của các phần đó trong hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên để có thể xây dựng được một sản phẩm ứng dụng IoT để đưa vào thực tế thì khối lượng kiến thức như vậy là chưa đủ, các bạn sinh viên cũng cần thâm nhập vào các mạng lưới công nghệ IoT, trực tiếp học hỏi, tìm hiểu thông qua các sản phẩm thực tế và những người đi trước. Khi đã có một nền tảng vững chắc nhất định về IoT rồi thì khi đó các bạn có thể bắt tay vào thực hiện những dự án sản phẩm IoT đầu tiên.

Trung ST