Giảng viên từ Swinburne Australia đưa ra 4 chiến lược của các doanh nghiệp để vượt qua covid 19
Trong buổi Guest lecture vừa qua của Giáo sư Chandana Hewege – Unit chair từ Swinburne Australia, các bạn sinh viên đã được chia sẻ về thị trường kinh doanh toàn thế giới trong bối cảnh Covid-19. Ngoài việc đưa ra những nghiên cứu về sự thay đổi của thị trường và chuyển đổi số, với những case như Zoom, Uber, Ghost kitchen, Virtual Restaurant, giáo sư đã mang tới cho các bạn sinh viên 4 chiến lược vượt qua thử thách của các doanh nghiệp trong thời kỳ covid 19.
Design thinking
Các tổ chức có thể tận dụng design thinking là điểm mạnh của mình trong thời kỳ khủng hoảng này. Theo giáo sư, sản phẩm với những ý tưởng đáp ứng nhu cầu mới khi xảy ra khủng hoảng sẽ nhanh chóng chiếm được lợi thế.
Design thinking là điểm mạnh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ thị trường hỗn loạn
Ông cho biết, cũng như các cuộc cách mạng công nghiệp đã là thay đổi nhóm giá trị và chuỗi giá trị trong quá khứ, cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ diễn ra tương tự, “Hệ sinh thái” ngành kinh doanh sẽ thay đổi. Không chỉ là những thay đổi về kinh tế, mà còn là những cách thức mới phục vụ khách hàng và làm việc với các nhà cung ứng.
Một ví dụ đơn giản, hầu hết các tổ chức đang tìm kiếm các phương án số hóa thay thế cho những dịch vụ trực tiếp trước đây của mình.
Chiến lược hoàn thiện lại mô hình
Các doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng thể về mô hình hoạt động kinh doanh của mình. Theo giáo sư Chadana Hewege, các doanh nghiệp hàng đầu thường lựa chọn tập trung vào lĩnh vực liên quan đến cốt lõi của doanh nghiệp hơn là thực hiện các cải tiến nhỏ với các lĩnh vực không chuyên. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp này sẽ mang lại cơ hội thành công cao nhất trong cả ngắn và dài hạn.
Ngoài ra, khi hoàn thiện lại mô hình, các doanh nghiệp cần tổ chức nhanh chóng áp dụng các công cụ và thuật toán AI cũng như tư duy thiết kế và sử dụng chúng để xác định lại quy mô hoạt động kinh doanh của họ đã và đang hoạt động tốt hơn các công ty cùng ngành.
Giáo sư cũng nhấn mạnh thêm những yếu tố khác có thể cần phải rà soát lại như: tính minh bạch và linh hoạt của chuỗi cung ứng, bảo mật dữ liệu, lực lượng làm việc từ xa, tự động hóa.
Thực hiện những thay đổi tích cực cho danh mục sản phẩm
Giáo sư Chandana Hewege cho biết, trong thời kỳ khủng hoảng, để tăng thêm hoặc tích hợp được tiện ích từ nhiều danh mục sản phẩm, doanh nghiệp có thể tìm cách mua bán và sáp nhập đẩy nhanh tiến độ cải tiến và mở rộng sản phẩm của mình.
M&A là cách để các doanh nghiệp xây dựng năng lực nhanh và sống sót sau Covid 19
Theo giáo sư, phương thức này sẽ giúp công ty có nhân tài và xây dựng năng lực nhanh, ngay cả khi đánh vào thị trường sản phẩm, khách hàng mới.
Học nhanh trước thời điểm khủng hoảng
Chiến lược cuối cùng được giáo sư chia sẻ trong buổi học, đó là học hỏi nhanh trong thời gian khủng hoảng, nó có thể thúc đẩy khả năng mở rộng quy mô nhanh của doanh nghiệp.
Học và nhận dạng các yếu tố càng nhanh càng tốt, xử lý nhanh dữ liệu của doanh nghiệp và tập trung vào phát triển công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần vừa học hỏi vừa quan sát tương tác các hiệu ứng để thay đổi một cách đơn giản hóa và đúng trọng tâm.
Cuối buổi trao đổi, giáo sư nhấn mạnh vào việc sinh viên cần trang bị khả năng học hỏi, tự học và học tập suốt đời, chú ý vào việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết trong thời đại số như kỹ năng số, kỹ năng phân tích dữ liệu, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi.
Hãy theo dõi website và fanpage của Swinburne Việt Nam để có được thêm nhiều thông tin bổ ích từ các hoạt động học tập thực tế của các bạn sinh viên nhé!