Quy định đào tạo tại Swinburne Việt Nam

 

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

  1. Quy định này quy định đào tạo chương trình cử nhân của Swinburne Việt Nam
  2. Swinburne Việt Nam được hình thành trên cơ sở liên kết giữa Đại học FPT với Swinburne University of Technology (Australia).
  3. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo chương trình Cử nhân liên kết của Swinburne Việt Nam, sau đây gọi tắt là Trường.

Điều 2. Mục tiêu

Mục tiêu của Quy định này là cung cấp một hệ thống quy định cho việc nhập học và quá trình học tập của sinh viên trong các khóa học với tôn chỉ là

  1. lấy học sinh làm trung tâm;
  2. công bằng;
  3. nhất quán;
  4. tập trung vào chất lượng; và
  5. tuân thủ.

Điều 3. Sinh viên và khóa sinh viên

  1. Sinh viên là người đáp ứng yêu cầu đầu vào và hoàn tất thủ tục nhập học của Swinburne Việt Nam. Mỗi sinh viên khi vào Trường được cấp một mã số sinh viên riêng theo quy định của Trường.
  2. Khoá sinh viên (gọi tắt là khoá) là thuật ngữ để chỉ nhóm sinh viên cùng một năm tuyển sinh và nhập học của Trường (không phụ thuộc vào ngành đào tạo). Một khoá được phân thành các khoá nhỏ, tuỳ theo trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên.

Điều 4. Chương trình đào tạo liên kết

1. Chương trình đào tạo của Trường được triển khai theo thỏa thuận chuyển giao của Swinburne University of Technology (Australia), và đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như tình hình nhân lực thực tế tại Việt Nam.

2. Chương trình được cấu trúc thành 2 giai đoạn bao gồm:

  1. Giai đoạn 1: Công dân toàn cầu bao gồm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh theo tiêu chuẩn đầu vào của Swinburne University of Technology và các kỹ năng công dân toàn cầu. Chương trình gồm 6 bậc và sinh viên cần hoàn thành tối thiểu bậc 5 của chương trình Công dân toàn cầu.
  2. Giai đoạn 2: Đào tạo theo từng ngành và chuyên ngành theo chương trình của Swinburne University of Technology. Sinh viên cần hoàn thành theo yêu cầu về số lượng học phần và tín chỉ cần thiết theo từng ngành, chuyên ngành.

3. Chương trình được duyệt công bố đưa vào triển khai và điều chinh riêng cho từng ngành, từng khoá học. Các học phần trong Chương trình được sắp xếp theo trình tự nhất định vào từng khoá đào tạo – đây là trình tự mà Trường khuyến cáo sinh viên nên tuân theo để thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức.

4. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy: 100% tiếng Anh.

5. Giáo viên giảng dạy chuyên ngành: Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn đào tạo và 100% được phê duyệt bởi Swinburne University of Technology, Australia.

Điều 5. Thời gian học

  1. Thời gian kế hoạch để hoàn thành chương trình đào tạo (không kể thời gian học Công dân toàn cầu) là 9 học kỳ.
  2. Thời gian chuẩn để hoàn thành chương trình đào tạo (không kể thời gian học Công dân toàn cầu) là 3 năm.

Điều 6. Học kỳ (semester)

  1. Học kỳ là khoàng thời gian nhất định bao gồm một số tuần dành cho giảng dạy, học tập và đánh giá kiến thức (kiểm tra, thi, bảo vệ…). Một học kỳ tại Trường kéo dài 15-16 tuần.
  2. Một năm Trường có các học kỳ Fall (Tháng 09), Spring (Tháng 01), Summer (Tháng 05).

Điều 7. Học phần (unit)

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập của chương trình (course). Mỗi học phần tương đương với 12,5 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. Mỗi học phần được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do Trường quy định.

2. Có ba loại học phần: học phần cơ bản (core) bắt buộc, chuyên ngành (major) và học phần bổ sung (selective):

  1. Học phần core là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức nền tảng của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải học thuộc chương trình của ngành (course);
  2. Học phần major là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chuyên ngành của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải học theo chuyên ngành;
  3. Học phần bổ sung (selective) là học phần mà sinh viên được học theo khung chương trình. Học phần bổ sung bao gồm cả các chương trình đào tạo thể chất và kỹ năng nâng cao cho sinh viên.

Điều 8. Tín chỉ

  1. Tín chỉ là đơn vị quy chuẩn để lượng hoá khối kiến thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong quy trình đào tạo. Tín chi cũng là đơn vị được sử dụng để đo lường tiến độ học tập của sinh viên – đánh giá dựa trên số lượng tín chi mà sinh viên được tích luỹ.
  2. Tổng số tín chỉ của chương trình được xác định theo từng ngành đào tạo cụ thể.

Điều 9. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng giai đoạn qua các tiêu chí sau:

  1. Giai đoạn 1: sinh viên hoàn thành lần lượt từng cấp độ của chương trình Global Citizen theo quy định của Trường.
  2. Giai đoạn học chương trình: số tín chi của các học phần bắt buộc do Trường quy định trong mỗi giai đoạn và mỗi chương trình học, mỗi học kỳ hoặc do sinh viên chủ động đăng ký với những học phần phải học lại. Kết quả học tập cuối cùng của sinh viên được Hội đồng đánh giá (Progression and Awards Board) phía trường đối tác quyết định.
  3. Khối lượng kiến thức tích luỹ là khối lượng tính bằng tổng số tín chi của những học phần học tại Trường được đánh giá theo thang điểmn qui định của Swinburne University of Technology.

CHƯƠNG II: TÍNH HỢP LỆ VÀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO

PHẦN 1. YÊU CẦU ĐẦU VÀO

Điều 10. Các yêu cầu đầu vào tối thiểu

Trường có thể nhận ứng viên trên cơ sở các yêu cầu đầu vào tối thiểu do:

  1. Swinburne Việt Nam quy định; hoặc là
  2. Cơ quan quản lý đào tạo quốc gia hoặc nhà nước có liên quan.

Yêu cầu đầu vào tối thiểu cần được công bố.

Điều 11. Nguyên tắc triển vọng phù hợp

Khi xác định các yêu cầu đầu vào tối thiểu, Trường phải xem xét nguyên tắc rằng các yêu cầu đầu vào được đặt ra để cho phép Trường đại học chấp nhận những ứng viên đăng ký khóa học mà Trường tin rằng có thể thực hiện khóa học với triển vọng thành công hợp lý.

Điều 12. Các yếu tố yêu cầu đầu vào

Yêu cầu đầu vào tối thiểu do Swinburne Việt Nam xác định có thể bao gồm các yêu cầu liên quan đến:

  1. Thành tích học tập;
  2. Trình độ ngoại ngữ tiếng anh;
  3. Các thành tích khác tương đương;
  4. Quá khứ học tập;
  5. Kinh nghiệm và thành tựu khác;
  6. Các yếu tố đặc biệt, bao gồm nơi cư trú, sự thể hiện khi phỏng vấn;
  7. các vấn đề khác mà Trường cho là có liên quan đến triển vọng thành công hợp lý của các ứng viên trong một khóa học.

PHẦN 2: LỰA CHỌN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

Điều 13. Tiêu chí lựa chọn

  1. Trường có thể xác định các tiêu chí lựa chọn và các hạn chế đối với các khóa học để Áp dụng ngoài các yêu cầu đầu vào tối thiểu theo điều 10, điều 12, bao gồm:
  2. điểm đầu vào;
  3. Hạn ngạch (số lượng);
  4. Các yêu cầu dựa trên các yêu cầu hoặc hướng dẫn về quy định hoặc hành chính của Nhà nước (Australia và Việt Nam).

Ví dụ:

Theo qui định của Australia, các trường đại học được yêu cầu phải cân nhắc những vấn đề phi học thuật trong các quyết định cấp thư mời nhập học cho sinh viên quốc tế tương lai.

Điều 14. Lựa chọn theo quyết định của Nhà trường:

Trường có toàn quyền quyết định có chấp nhận sinh viên tham gia vào khoá học tại trường hay không. Quy định này được áp dụng cho:

  1. Người nộp đơn đáp ứng các yêu cầu đầu vào tối thiểu;
  2. Người đạt đủ điểm theo yêu cầu đầu vào;
  3. Hạn ngạch (số lượng) và các hạn chế khác được áp dụng.

Khi quyết định từ chối một trường hợp, nhà trường có thể cân nhắc:

  1. Quá trình học tập, hạnh kiểm của người đó ở một trường đại học hoặc một tổ chức khác;
  2. Thông tin được cung cấp hay các tài liệu khác cho thấy Nhà trường không nên nhận sinh viên này;
  3. Các yêu cầu khác có liên quan đến khoá học;
  4. Các yêu cầu, quy định, hướng dẫn về thủ tục nhập học;
  5. Các lí do khác.

Điều 15. Thư mời nhập học

Nhà trường có thể đưa ra các thư mời nhập học cho sinh viên, bao gồm:

  1. Thư mời nhập học vô điều kiện;
  2. Thư mời nhập học có điều kiện;
  3. Thư mời nhập học toàn khoá học;
  4. Thư mời nhập học giới hạn;
  5. Thư mời nhập học thay thế.

Điều 16. Thư mời nhập học có điều kiện

Nhà trường có thể đưa thư mời nhập học có điều kiện nếu sinh viên:

  1. Chưa hoàn thành khoá học là điều kiện để nhập học;
  2. Đáp ứng đủ các yêu cầu về học thuật nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về Tiếng Anh;
  3. Không cung cấp được các tài liệu bắt buộc;
  4. Chưa đáp ứng được các yêu cầu có liên quan đến khoá học;
  5. Chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lí nhập học.

PHẦN 3. RÚT HOẶC HỦY BỎ

Điều 17. Rút lại đề nghị hoặc huỷ bỏ việc nhập học

Trường có thể rút lại đề nghị hoặc huỷ bỏ việc ghi danh, nhập học nếu:

  1. Sinh viên không cung cấp giấy tờ hoặc không đáp ứng được các yêu cầu khác được nêu trong thư mời nhập học;
  2. Thư mời có thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc gian lận do người thứ ba hoặc sinh viên cung cấp sai, không đầy đủ, không chính xác;
  3. Sinh viên không nhập học theo thư mời nhập học trước ngày đã định;
  4. Sinh viên đến muộn hoặc không tham gia học bắt đầu từ ngày học mà Nhà trường quy định;
  5. Trong trường hợp sinh viên đó có ý định bỏ ngỏ chương trình học vì mục đích khác không phải mục đích học tập;
  6. Nhà trường xác định việc đó là việc làm cần thiết hoặc hợp lí để đáp ứng các yêu cầu về quản lí và hành chính; hoặc
  7. Khoá học, học phần bị huỷ bỏ theo quyết định từ phía nhà trường.

Ví dụ: Khoá học, học phần bị huỷ do số lượng sinh viên không đủ yêu cầu, sinh viên không tuân thủ các quy định của học phần, khóa học.

PHẦN 4. NGHỈ HỌC

Điều 18. Hỗ trợ nghỉ học

  1. Nhà trường có thể xem xét đơn xin nghỉ học của sinh viên.
  2. Nhà trường phải công bố các yêu cầu và quy tắc cho việc sinh viên xin nghỉ học.
  3. Ngoài những trường hợp đặc biệt, không được nghỉ học dài hạn quá một năm.

(Việc nghỉ học là trong quá trình sinh viên đã đăng ký và đang học học phần, học kỳ hoặc khóa học).

PHẦN 5. NHẬP HỌC LẠI

Điều 19. Nhập học lại sau khi nghỉ hoặc đình chỉ học

1. Sinh viên muốn đăng kí lại một khoá học phải nộp đơn xin phép nhập học lại nếu:

  1. Sinh viên đó đã nghỉ trong một khoảng thời gian mà không được chấp thuận;
  2. Sinh viên quay trở lại học sau khi bị đình chỉ học do kết quả học không đạt yêu cầu hoặc vi phạm kỷ luật;
  3. Việc nhập học trước đó bị hủy bỏ.

2. Quy định tại khoản (1) (a) không áp dụng cho người quay lại học sau một thời gian nghỉ học hoặc hoãn học đã được chấp thuận.

3. Sinh viên trở lại học sau khi nghỉ thì phải đáp ứng được các yêu cầu của học phần/khoá học tại thời điểm nhập học.

4. Nhà trường có thể từ chối cấp chứng nhận/ kết quả học tập cho học phần mà sinh viên đã vắng mặt, có thể xem xét:

  1. Thời gian vắng mặt;
  2. Thay đổi về nội dung và cấu trúc học phần.

5. Nhà trường có thể yêu cầu sinh viên học lại các học phần đã đạt trước đó hoặc các học phần bổ sung để đáp ứng đủ yêu cầu của học phần/ khoá học hiện tại.

CHƯƠNG III. KHÓA HỌC

PHẦN 1. CÁC HẠN CHẾ VÀ CÁC YÊU CẦU

Điều 20. Áp dụng các điều kiện

1. Nhà trường có thể đưa ra các điều kiện, yêu cầu về học tập và tham gia hoạt động tại trường đối với sinh viên tại bất kì thời điểm nào.

2. Các điều kiện có thể áp dụng quy định này bao gồm các điều kiện liên quan đến:

  1. Số lượng học phần ( bao gồm cả số lượng học phần tối đa);
  2. Mức độ đạt yêu cầu;
  3. Tham gia các dịch vụ hỗ trợ hoặc tư vấn theo yêu cầu của nhà trường do kết quả học tập hay các vi phạm của sinh viên;
  4. Các hành vi khác

Ví dụ: Các sự kiện học thuật, các buổi guest speaker, guest lecturer, đi thực tế, làm các dự án thực tế tại doanh nghiệp.

3. Nhà trường có thể đình chỉ hoặc buộc thôi học một sinh viên, cũng như áp dụng cái điều kiện khác nếu sinh viên không chấp hành, tuân thủ theo quy định.

Điều 21. Phê duyệt trường hợp quá tải

Một sinh viên không được đăng kí học nhiều hơn số môn quy định với khoá học toàn thời gian mà không có sự chấp thuận từ phía nhà trường

Lưu ý: Việc xác định toàn thời gian sẽ có sự khác nhau giữa các chương trình học.

Điều 22.  Đăng ký đồng thời nhiều khóa học

Sinh viên không được đăng ký học đồng thời nhiều khóa học mà không có sự cho phép của Trường.

Trong quá trình xem xét chấp thuận, Trường sẽ xem xét khả năng của sinh viên có thể hoàn thành cùng lúc nhiều khóa học hay không.

Điều 23.  Chuyển đổi giữa các khóa học

1. Trường cho phép sinh viên chuyển đổi các khóa học theo đăng ký dựa theo:

  1. khóa học, học phần còn chỗ trống đăng ký;
  2. sinh viên đáp ứng đủ điều kiện tiên quyết và yêu cầu đầu vào của khóa học, học phần;
  3. điều kiện hoặc yêu cầu được đề ra bởi nhà tài trợ cho sinh viên theo học;
  4. Quy định hoặc yêu cầu hành chính, hoặc hướng dẫn liên quan.

2. Các yêu cầu và sắp xếp chuyển đổi tín chỉ, học bổng, tiến độ học tập và việc hoàn thành khóa học dự kiến có thể thay đổi khi chuyển đổi khóa học.

3. Sinh viên có trách nhiệm nắm được các yêu cầu, sắp xếp và những thay đổi áp dụng cho việc chuyển sang khóa học khác.

Điều 24.  Vắng học

  1. Sinh viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ tất cả các buổi học. Trường hợp sinh viên không tham gia đủ 80% thời lượng của học phần vì bất cứ lý do gì thì sinh viên có thể bị xem xét vi phạm kỷ luật học tập.
  2. Trường hợp đặc biệt (ví dụ: ốm dau, tai nạn…) sinh viên cần làm đơn giải trình lý do để Trường xét duyệt về việc có được dự thi cuối học phần hoặc công nhận kết quả bài tiểu luận.

PHẦN 2. TÍN CHỈ

Điều 25. Miễn tín chỉ

1. Trường đại học có thể miễn tín chỉ học tập cho sinh viên theo đơn đăng ký với lý do:

  1. đã/đang học hệ đại học; hoặc
  2. kinh nghiệm làm việc liên quan;

2. Tín chỉ học tập có thể được miễn theo quyết định của Trường:

  1. dựa trên số tín chỉ được miễn;
  2. số tín chỉ được miễn phù hợp với học phần tương đương trong khóa học sinh viên đăng ký;
  3. trên cơ sở học tập đã được công nhận trước đó được ghi nhận các kỹ năng và kiến thức thu được thông qua kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống và đào tạo chính quy.

3. Trường bắt buộc xác định số tín chỉ tối đa được miễn cho các khóa học đại học.

4. Theo điều (6), Trường không miễn tín chỉ học tập từng phần cho mỗi học phần trong một khóa học giáo dục đại học.

5. Trường có thể miễn tín chỉ học tập trong khóa học nghề dưới sự công nhận của quốc gia.

6. Trường không miễn tín chỉ học tập cho các khóa học đại học đối với kết quả thi đậu được công nhận tại cơ sở giáo dục khác.

7. Trường có thể miến tín chỉ học tập cho khóa học đại học với kết quả thi đậu được công nhận từ khóa học khác tại Swinburne, có xem xét tình trạng học phần trong khóa học đó.

8. Công nhận kết quả học tập trước đây được sử dụng làm cơ sở nhập học cho một khác học đại học không được miễn tín chỉ học tập cho khóa học đó.

Điều 26.  Số học phần tối thiểu để được chứng nhận tại Swinburne

  1. Bất cứ tín chỉ học tập nào, sinh viên phải đạt được tối thiểu số tín chỉ hoặc số đánh giá tối thiểu trong quá trình học tập tại Swinburne để được chứng nhận.
  2. Số tín chỉ hoặc đánh giá tổi thiểu phải đạt được hoặc hoàn thành được nêu trong bảng quy định dưới đây:

Điểm tín chỉ/đánh giá tối thiểu khi học tại Swinburne:

Khóa học

 Điều kiện tối thiểu

Khóa học nghề

 25% trong tổng đánh giá trong khóa học (bao gồm tín chỉ được miễn của khóa học trước đó) trừ những trường hợp đặc biệt được Trường chấp thuận.

Khóa học đại học

 33% khối lượng học tập cho khóa học

Khóa học Thạc sĩ

 50% khối lượng học tập cho khóa học

PHẦN 3. HỌC GIỮA CÁC CƠ SỞ

Điều 27. Phê duyệt việc học giữa các cơ sở

1. Trường có thể cho phép sinh viên tại Swinburne thực hiện một phần khóa học của mình tại một cơ sở khác, hoặc một sinh viên từ một cơ sở khác thực hiện một phần khóa học của mình tại Swinburne.

2. Trường đại học có thể chấp thuận tuyển sinh đầu vào và đầu ra giữa các cơ sở với các điều kiện.

3. Trường Đại học phải cấp tín chỉ học tập thích hợp cho một sinh viên nhập học đối với các học phần đã hoàn thành khi sinh viên chuyển sang học tập tại cơ sở khác được phê duyệt.

4. Trường có thể ấn định mức tín chỉ học tập tối đa mà một sinh viên sắp ra trường có thể nhận được thông qua các nghiên cứu giữa các cơ sở, tổ chức.

5. Các đợt tuyển sinh giữa các cơ sở sắp tới phải:

  1. yêu cầu đầu vào tối thiểu áp dụng cho các đơn vị và khóa học;
  2. yêu cầu cần thiết;
  3. hạn chế hạn ngạch.

6. Việc đăng ký các khóa học giáo dục đại học giữa các cơ sở, tổ chức phải trên cơ sở “không được trao giải thưởng”.

PHẦN 4. TRAO ĐỔI QUỐC TẾ

Điều 28.  Học tập tại trường đại học là đối tác của Trường

 Trường cho phép sinh viên đăng ký theo học tại cơ sở đối tác nước ngoài đã được Trường chấp thuận.

Điều 29.  Những hạn chế khi học tập trao đổi

1. Trường có thể thiết lập:

  1. thời gian tối đa cho việc học tập trao đổi
  2. số tín chỉ học tập tối thiểu và tối đa để trao đổi;
  3. giới hạn số tín chỉ học tập được miễn do trao đổi;
  4. các yêu cầu và giới hạn khác áp dụng cho việc đăng ký học tập tại các cơ sở đối tác được thực hiện như một phần của trao đổi học tập.

2. Một sinh viên chỉ được học trao đổi tại 1 cơ sở đối tác tại một thời điểm.

3. Sinh viên có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu và giới hạn của Trường đặt ra liên quan đến trao đổi học tập và hoàn thành các tín chỉ học tập của trao đổi.

PHẦN 5. ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN KHÔNG CẤP CHỨNG NHẬN

Điều 30.  Trường có thể cho phép đăng ký học phần không cấp chứng nhận

Trường có thể cho phép một người đăng ký học một học phần mà không chứng nhận.

Điều 31.  Không chấp nhận đăng ký học phần không cấp chứng nhận nếu đang học các khóa học khác.

  1. Theo mục (2) dưới đây, Trường không cho phép đăng ký học phần không chứng nhận trong một khóa học mà đồng thời đăng ký khóa học đó.
  2. Trường cho phép những trường hợp đặc biệt đăng ký học phần không chứng nhận trong một khóa học mà đồng thời đăng ký khóa học đó.

Điều 32. Không có quyền đăng ký thêm học phần

Việc chấp thuận đăng ký vào một học phần trên cơ sở không có giải thưởng áp dụng cho học phần đã được phê duyệt và không tạo ra quyền lợi cho việc đăng ký thêm học phần hoặc khóa học.

PHẦN 6. HỌC TẬP TOÀN THỜI GIAN VÀ BÁN THỜI GIAN

Điều 33.  Trường cho phép học tập toàn thời gian và bán thời gian

1. Trừ những khóa học/lớp bị hạn chế, sinh viên có thể học toàn thời gian hoặc bán thời gian.

2. Quy định này không ảnh hưởng đến:

  1. yêu cầu về thời lượng tối đa;
  2. yêu cầu về học bổng;
  3. Các yêu cầu quy định.

PHẦN 7. THỜI GIAN GIỚI HẠN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC

Điều 34.  Thời gian tối đa hoàn thành một khóa học

  1. Sinh viên phải hoàn thành khóa học trong vòng 10 năm, trừ khi có quy định khác trong phần này và theo yêu cầu của Khối thịnh vượng chung và Nhà nước.
  2. Thời gian nghỉ được phép của khóa học được Trường đưa ra một ngoại lệ do các trường hợp cụ thể.
  3. Quy định này không hạn chế Trường quy định thời hạn ngắn hơn để hoàn thành khóa học.
  4. Trường có thể miễn trừ quy định này, tùy thuộc vào điều kiện mà trường xét theeys phù hợp.
  5. Trường có thể từ chối tiếp nhận sinh viên đã quá thời hạn áp dụng.

CHƯƠNG IV. CẤU TRÚC KHÓA HỌC VÀ HỌC PHẦN

Điều 35.  Cấu trúc khóa học và trình tự

1. Cấu trúc khóa học cho phép sinh viên hoàn thành tất cả các yêu cầu của khóa học thông qua việc đăng ký các học phần được công nhận trong cấu trúc khóa học được phê duyệt bới Hội đồng khoa học.

2. Mục (1) không áp dụng nếu Trường thiết lập các yêu cầu đầu vào mà yêu cầu sinh viên phải thực hiện trước đó để sau được miễn tín chỉ học tập.

3. Mục (1) không hạn chế:

  1. bao gồm các yêu cầu về nơi làm việc để hoàn thành khóa học;
  2. Cấu trú khóa học thay thể và sự sắp xếp cho việc thay đổi, ngừng giảng dạy khóa học.

Điều 36.  Mối quan hệ giữa các học phần

  1. Các yêu cầu của khóa học quy định các điều kiện tiên quyết để đăng ký vào một học phần cụ thể.
  2. Trường có thể cho phép sinh viên đăng ký học phần mà không cần đáp ứng điều kiện tiên quyết nếu Nhà trường được sinh viên chứng minh đủ kỹ năng và kiến thức để học học phần đó.

Điều 37.  Không lặp lại các học phần đã thi đậu

Sinh viên không được học lại học phần hoặc đăng ký học phẩn tương đương với học phần đã thi đậu trong khóa học đại học trừ khi đạt được số điểm nhất định của học phần đó là điều kiện cần để đăng ký vào một học phần cụ thể.

Điều 38. Khóa học lồng ghép

1. Trường có thể thiết kế lồng ghép hai hoặc nhiều khóa học với sự sắp xếp nâng cao cho sinh viên dễ dàng áp dụng các kiến thức khác nhau giữa các khóa học.

2. Các yêu cầu sau áp dụng cho khóa học lồng ghép:

  1. một sự lồng ghép 2 hay 3 khóa học với các mức độ khác nhau;  
  2. các học phần trong khóa học cấp thấp hơn được bao gồm trong các khóa học cấp cao hơn; 
  3. tín chỉ học tập của khóa học cấp cao hơn tự động được miễn cho toàn bộ giá trị của khóa học cấp thấp hơn.

3. Yêu cầu đầu vào của khóa học cấp cao hơn có thể bao gồm các yêu cầu đầu vào bổ sung.

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

PHẦN 1. TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ

Điều 39.  Các yêu cầu đánh giá

 Trường bắt buộc cung cấp cho các sinh viên đang theo học các học phần thông tin chi tiết về các yêu cầu, cách thức và thời gian đánh giá do Trường quy định.

Điều 40.  Xác định kết quả

1. Kết quả của sinh viên trong một học phần sẽ được xác định bằng các tiêu chí cụ thể được chỉ định, bao gồm:

  1. bài thi;
  2. bài thuyết trình;
  3. các bài kiểm tra;
  4. các bài luận văn;
  5. bài tập;
  6. các dự án;
  7. nhiệm vụ;
  8. minh họa/chứng minh công việc;
  9. hiệu quả;
  10. mức độ đóng góp;
  11. mức độ đi học;
  12. làm việc nhóm;
  13. làm việc thực tế;
  14. làm việc thử nghiệm;

2. Sinh viên đăng ký vào học phần phải tự sắp xếp thời gian, trang bị các thiết bị cần thiết cho việc đánh giá đã nêu chi tiết trong các yêu cầu đánh giá.

3. Ngoài giới hạn của mục (2) nêu trên, sinh viên phải sẵn sàng tham dự kỳ thi (kể cả hoãn thi) vào thời gian và địa điểm do Trường đưa ra.

Điều 41. Đánh giá tương đương 

1. Trường đảm bảo nếu một học phần được triển khai tại nhiều địa điểm hoặc dưới nhiều cách thức học thì:

  1. kết quả học tập học phần là như nhau; và
  2. các nhiệm vụ đạt kết quả học tập tương đương nhau.

2. Trường phải giảm giát sự tương đương này.

Điều 42. Thỏa thuận đánh giá công bằng

  1. Theo mục (2) dưới đây, Trường có thể đồng ý điều chỉnh các yêu cầu đánh giá cho một sinh viên nếu sinh viên không đủ điều kiện sức khỏe để học tập để tạo cơ hội hoàn thành các yêu cầu khóa học.
  2. Sinh viên không đủ điều kiện sức khỏe để học tập muốn điều chỉnh đánh giá hợp lý phải thông báo cho Trường về tình trạng của bản thân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu học phần.

Điều 43. Sinh viên đang học lại học phần

Sinh viên đang học lại một học phần phải hoàn thành các yêu cầu đánh giá được áp dụng cho học phần đó.

Điều 44. Không nộp những bài tập đã làm trước đây

1. Theo mục (2) dưới đây, sinh viên không được nộp bài làm đã được nộp trước đó để đánh giá trong:

  1. học phần khác;
  2. đã nộp 1 lần trước đó trong học phần; hoặc
  3. đã nộp bài tại cơ sở khác

(Tránh các trường hợp đạo văn, trùng lặp khi kiểm tra tính liêm chính trong học thuật).

2. Trường cho phép nộp những bài tập trước đó nhằm chứng tỏ năng lực hoặc quá trình học tập trước đó cho các khóa học nghề.

Điều 45. Xem xét đặc biệt

1. Trường có thể có xem xét đặc biệt cho sinh viên nếu có.

2. Trường phải công bố:

  1. tiêu chí xét duyệt đặc biệt;
  2. yêu cầu đối với việc xin xem xét đặc biệt;

3. Sinh có có trách nhiệm đảm bảo rằng đơn xin xem xét đặc biệt được nộp theo đúng cách thức và thời gian yêu cầu của Trường.

4. Trường có quyền từ chối xem xét đơn đăng ký nếu sinh viên không tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khác để hoàn thành học phần.

5. Đơn xin xem xét đặc biệt phải được hỗ trợ bởi các bằng chứng phù hợp. 

6. Tại quy định này, đối với đơn xin xem xét, Trường có thể:

  1. hoãn đánh giá;
  2. gia hạn thời gian đánh giá;
  3. phê duyệt các thỏa thuận đánh giá đặc biệt;
  4. Cho phép sinh viên làm lại một hoặc nhiều nhiệm vụ đánh giá.

Điều 46. Thỏa thuận đánh giá thay thế

Trường có thể sắp xếp đánh giá thay thế, nếu:

  1. sinh viên không thể tham gia làm bài thi hoặc phải tham gia làm bài đánh giá khác với trường hợp đặc biệt;
  2. một phần của bài đánh giá bị mất, bị trộm hoặc hư hỏng; 
  3. những cam kết quốc gia hoặc đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đánh giá của sinh viên trong các tình huống;
  4. Sinh viên không thể tham dự kỳ thi do trùng vào ngày lễ tôn giáo cụ thể.

Ví dụ: 
Sinh viên có thể được yêu cầu tham dự ở nơi khác do các cam kết liên quan đến một số môn thể thao ưu tú cấp quốc gia hoặc khu bảo vệ quốc phòng.

Điều 47.  Hoãn thi 

1. Trường có thể chấp nhận hoãn thi cho sinh viên theo đơn đăng ký.

2. Nếu sinh viên không tham dự kỳ hoãn thi đã được lên lịch:

  1. theo khoản (b) dưới đây, không được phép hoãn thi thêm và bị điểm 0 cho bài thi.
  2. Trường có thể cấp phép cho kỳ thi hoãn tiếp theo nếu đồng ý các tình huống bất thường và nghiêm trọng đã khiến sinh viên không thể tham gia kỳ thi hoãn theo lịch đã được đưa ra.

Điều 48. Gia hạn và đánh giá muộn

  1. Trường có thể xét duyệt gia hạn và đánh giá muộn.
  2. Trường có thể áp dụng các hình phạt học tập cho việc gia hạn và đánh giá muộn.

Điều 49. Đánh giá bổ sung

1. Trường có thể cho phép một bài đánh giá bbor sung cho sinh viên nếu không sẽ trượt học phần đó, nếu:

  1. học phần được triển khai trong giai đoạn học tập cuối cùng của sinh viên và được yêu cầu hoàn thành khóa học; hoặc
  2. học phần:

i. đã được triển khai trong giai đoạn giảng dạy áp chót của sinh viên;

ii. được yêu cầu để hoàn thành khóa học; và

iii. không được đưa ra trong tiết học cuối cùng của sinh viên.

2. Sinh viên chỉ được làm không quá một bài đánh giá bổ sung để hoàn thành khóa học.

3. Sinh viên không được tiếp tục học học phần tiếp theo của khóa học lồng ghép nếu như chỉ đáp ứng các yêu cầu đối với thành phần trước của khóa lồng ghép đó dựa trên đánh giá bổ sung.

4. Trừ những trường hợp đặc biệt, Trường không chấp thuận đánh giá bổ sung cho những sinh viên không đạt yêu cầu trong học phần đó do có hành vi sai trái.

Điều 50. Đánh giá lại bài làm của sinh viên

1. Trường có thể xem xét lại mục đánh giá theo đơn đề nghị của sinh viên để xác định:

  1. đánh giá đã được chấm điểm chính xác hay chưa;
  2. điểm tổng hợp cho các thành phần đánh giá đã được tính đến hay chưa.

2. Đơn đề nghị được chấp nhận trong 10 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả, trường hợp đặc biệt, Trường cho phép thời hạn dài hơn.

3. Trường có thể chấm lại điểm của các bài đánh giá.

  1. Sau khi xem xét lại các bài đánh giá, Trường có thể:
  2. Thay đổi điểm; hoặc
  3. Giữ nguyên điểm đã chấm ban đầu.

Điều 51. Tạm ngừng bắt buộc

  1. Sinh viên bị buộc tạm ngừng học học tập trong trường hợp vi phạm kỷ luật tới mức đình chi học tập. Thời gian đình chi học được xác định theo quy định kỷ luật của Trường. Trong thời gian này, sinh viên tạm ngừng mọi hoạt động tại Trường.
  2. Tạm ngừng bắt buộc học đi để học lại: do không đủ điều kiện chuyển giai đoạn, sinh viên phải tạm ngừng học đi để học lại các học phần chưa hoàn thành cho tới khi đủ điều kiện chuyển giai đoạn tiếp theo.
  3. Các trường hợp tạm ngưng bắt buộc do Trường ra quyết định và sinh viên có trách nhiệm phải thực hiện.

Điều 52. Các trường hợp bị buộc thôi học

Sinh viên có thể bị buộc thôi học nếu vi phạm một trong các điều sau:

  • Vượt quá thời hạn tối đa được phép học tại Trường như quy định tại Điều 4 của Quy chế này;
  • Vượt quá thời hạn tạm ngừng tối đa cho phép như quy định tại Điều 3 của Quy chế này;
  • Không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Trường;
  • Sinh viên phải học lại quá qui định của Trường;
  • Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học theo quy định về các vi phạm và mức kỷ luật của Trường.

PHẦN 2. VAI TRÒ CỦA GIÁM THỊ

Điều 53. Trưởng ban giám thị

Trưởng ban giám thị do Hiệu phó chỉ định.

PHẦN 3. CHẤM ĐIỂM

Điều 54. Các tiêu chí đánh giá

Sử dụng theo quy định ở Phần 1 Chương V mà Nhà trường đề ra theo Quy chế này.

Điều 55. Thừa nhận đạt

  1. Một sinh viên đăng kí một khóa học có thể tốt nghiệp với tối đa một lần được thừa nhận đạt trong khóa học đó.
  2. Việc thừa nhận đạt không thể đáp ứng được yêu cầu tiên quyết.
  3. Viêc thừa nhận đạt không đủ điều kiện để sinh viên có thể đăng kí các khoá học riêng lẻ.

Điều 56. Điểm tạm thời

Nhà trường có thể cho điểm tạm thời, như đã nêu trong Phần 1 Chương V của Quy chế này.

Điều 57. Học phần và khoá học dựa vào năng lực

Nhà trường có thể đánh giá phân loại dựa trên năng lưc. Sinh viên có thể được đánh giá đủ điều kiện để công nhận là đạt hoặc đạt kết quả cao trong một học phần hoặc khoá học nếu sinh viên đó được đánh giá là có năng lực.

PHẦN 4. ĐIỂM TRUNG BÌNH

Điều 58. Cách tính điểm trung bình (GPA)

  1. Theo quy định, cách tính điểm trung bình của trường được quy định tại Phần 2 phần phụ lục của Quy chế này.
  2. Cách tính điểm trung bình chỉ áp dụng cho các học phần có điểm.
  3. Các học phần chỉ đạt hay không được, có năng lực hay không có năng lực không tính vào điểm trung bình.
  4. Nhà trường có thể quyết định không áp dụng cách tính trung bình hoặc có thể áp dụng cách tính điểm khác.

PHẦN 5. PHẾ DUYỆT VÀ KIỂM DUYỆT KẾT QUẢ

Điều 59. Phê duyệt và kiểm duyệt kết quả

  1. Nhà trường phải xác nhận điểm cho học phần mà sinh viên đã đăng kí.
  2. Hình thức công bố kết quả điểm do nhà trường xác định.

Điều 60. Sửa đổi kết quả sau khi đã công bố

Nhà trường có thể thay đổi điểm nếu:

  1. Sự thay đổi là cần thiết để sửa các lỗi về sáng chế;
  2. Sự thay đổi là cần thiết để điểm phù hợp trong các trường hợp liên quan.

CHƯƠNG VI. TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

PHẦN 1. YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

Điều 61. Trách nhiệm của sinh viên

  1. Tiến độ học tập là quá trình mà sinh viên có thể hoàn thành trong khoá học của họ, hoàn thành các yêu cầu cả về mặt học thuật và thủ tục.
  2. Sinh viên có trách nhiệm duy trì tiến độ học tập để đạt yêu cầu.

PHẦN 2. TIẾN ĐỘ HỌC TẬP KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU

A. GIỚI THIỆU

Điều 62. Các điều khoản được áp dụng trong phần này

Trong phần này:

Thời gian đánh giá tiến độ nghĩa là khoảng thời gian do Nhà trường quy định trong đó các hoạt động đánh giá tiến độ;

Học phần đã đăng ký bao gồm cả học phần mà sinh viên rút lui sau ngày được phép rút.

Điều 63. Các học phần lặp lại

Đối với mục đích của Phần này, để xác định xem một sinh viên có đăng ký vào hay không đạt một học phần lần thứ hai hoặc thứ ba, Nhà trường phải tính đến việc đăng ký trước đó hoặc không đạt (tùy từng trường hợp):

  1. cùng một học phần;
  2. một học phần tương đương.

Điều 64. Nghỉ học

Nếu một sinh viên nghỉ học, các yêu cầu của Phần này sẽ được áp dụng cho thời gian học tập sau khi sinh viên đó quay trở lại học.

Điều 65. Miễn giảm chương trình học

Nhà trường có thể:

  1. Miễn môn cho sinh viên: áp dụng theo quy định tại đây hoặc 1 phần
  2. Áp dụng các yêu cầu và hệ quả khác nhau đối với sinh viên

B. SINH VIÊN CÓ NGUY CƠ KHÔNG HOÀNG THÀNH TIẾN ĐỘ

Điều 66. Cảnh báo bằng văn bản nếu sinh viên “có nguy cơ”

1. Nhà trường có thể đưa ra một thông báo bằng văn bản cho sinh viên “có nguy cơ” không đạt yêu cầu

2. Sinh viên “ có nguy cơ” không đạt yêu cầu:

  1. Trong trường hợp sinh viên đăng kí một khoá học toàn thời gian hoặc sinh viên quốc tế đăng kí một khoá học bán thời gian tại Úc – nếu sinh viên không đạt hoặc không chứng minh được năng lực trong các học phần trên 50%;
  2. Trong trường hợp sinh viên bản địa đăng kí học phần tổng thời lượng ít hơn toàn thời gian – nếu sinh viên đó không đạt hoặc không chứng minh được năng lực trong các học phần trên 50%;
  3. Nếu sinh viên không đạt một học phần đã đăng kí lần 2;

3. Trong quy định tại phụ lục 2, các học phần bao gồm: các học phần mà sinh viên đã rút sau ngày quy định.

C. LOẠI KHỎI KHÓA HỌC ĐÃ ĐĂNG KÝ

Điều 67. Các trường hợp có thể đưa ra thông báo “hiển thị nguyên nhân

1. Nhà trườngcó thể yêu cầu một sinh viên trình bày lí do tại sao họ không nên bị loại nếu sinh viên không đạt các yêu cầu về tiến độ học tập.

2. Tiến độ học tập của sinh viên không đạt yêu cầu nếu:

  1. Trong trường hợp sinh viên đăng kí một khoá học toàn thời gia hoặc sinh viên quốc tế đăng kí một khoá học bán thời gian tại Úc – nếu sinh viên không đạt hoặc không chứng minh được năng lực trong các học phần trên 50%;
  2. Trong trường hợp sinh viên bản địa đăng kí học phần tổng thời lượng ít hơn toàn thời gian – nếu sinh viên đó không đạt hoặc không chứng minh được năng lực trong các học phần trên 50%;
  3. Nếu sinh viên không đạt một học phần đã đăng kí lần 3;
  4. Nếu sinh viên không đáp ứng được một điều kiện đã được quy định như một phần của quá trình đánh giá.
  5. Sinh viên không đáp ứng hoặc không tuân thủ các quy định khác của học phần như tiến độ làm bài, sự chuyên cần, hoạt động kèm theo học phần.

3. Trong quy định tại phụ lục 2, các học phần bao gồm: các học phần mà sinh viên đã rút sau ngày quy định.

Điều 68. Hệ quả của việc không đạt yêu cầu về tiến độ học tập

1. Nếu Nhà trường có ban hành thông báo về lý do, Nhà trường có thể xem xét cho sinh viên theo nội dung mà thông báo đã đưa ra

  1. Quy định đối với việc điểm danh hoặc kết quả học tập trong các giai đoạn tiếp theo;
  2. Quy định về tình trạng đối với việc điểm danh (có thể có yêu cầu cụ thể), ví dụ: tham gia các hội thảo, buổi thảo luận được chỉ định…
  3. Yêu cầu sinh viên thực hiện các hành động cụ thể;
  4. Thu hồi học bổng đã trao;
  5. Yêu cầu sinh viên nghỉ học trong thời gian quy định;
  6. Yêu cầu sinh viên chuyển sang khoá học khác nếu muốn tiếp tục theo học tại trường;
  7. Loại sinh viên ra khỏi khoá học trong thời gian không quá 2 năm, sau đó sinh viên có thể tham gia lại khoá học, tuỳ thuộc vào học phần đăng kí tạo thời điểm nộp đơn lại;

2. Sinh viên có trách nhiệm:

  1. Tham gia và tuân thủ các yêu cầu trong quá trình học tập không đạt yêu cầu;
  2. Thực hiện các thông báo từ nhà trường;
  3. Tuân thủ các điều kiện hoặc yêu cầu được đưa ra đối với sinh viên.

Điều 69. Xem xét lại quyết định:

  1. Sinh viên có thể nộp đơn xin xem xét quyết định quy định phù hợp với Quy chế Xem xét và Kháng nghị hiện hành của Nhà trường.
  2. Đó không phải là căn cứ để xem xét hoặc kháng cáo quyết định của Nhà trường theo quy định này mà một sinh viên đã bị ảnh hưởng bất lợi do không đọc và tuân thủ thông báo của Trường.

CHƯƠNG VII. CHUYỂN ĐỔI VÀ CÔNG NHẬN

Điều 70. Đủ điều kiện

Một sinh viên đủ điều kiện để nhận giải thưởng nếu sinh viên đó đáp ứng được các yêu cầu cho giải thưởng đó.

Điều 71. Chuyển đổi từ một khoá học đang bị loại bỏ

  1. Quy định này được áp dụng trong trường hợp một sinh viên được mời chuyển từ một khóa học đang bị loại bỏ sang một khóa học khác dẫn đến việc được công nhận ở cùng cấp độ.
  2. Một sinh viên được áp dụng quy định này có thể nộp đơn cho trường Đại học để được công nhận của khóa học mới.
  3. Trường có thể chấp thuận đơn đăng ký nếu hài lòng rằng các kết quả học tập tương đương đã đạt được.

Điều 72. Các giải thưởng có liên quan

1. Sinh viên có thể đăng kí lấy 1 giải nếu sinh viên thoả mãn được những yêu cầu của giải thưởng đó.

2. Sinh viên đạt yêu cầu về giải thưởng theo phụ lục (1) có thể:

  1. Tuỳ thuộc vào điều kiện, tiếp tục nhận các phần giải thưởng liên quan
  2. Dừng khoá học

Điều 73. Chứng nhận ốm năng không dự thi được và mất (chết)

Nếu một người chết hoặc bị thương tật hoặc mất khả năng lao động sau khi hoàn thành một giải thưởng hoặc một phần quan trọng của giải thưởng, Hội đồng trường, theo đề nghị của Hội đồng khoa học, có thể trao một giải thưởng miễn là

  1. Sinh viên đã hoàn thành tất cả trừ một tiết học toàn thời gian tương đương của một giải thưởng;
  2. Kết quả của sinh viên trong khóa học cho thấy sinh viên sẽ/có thể hoàn thành xuất sắc các yêu cầu của khóa học.

Điều 74. Các khóa học không cấp chứng nhận

  1. Nhà trường có thể có các khóa học không cấp bằng.
  2. Một khóa học không có chứng bằng sẽ không dẫn đến giải thưởng.

CHƯƠNG VIII: XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 75. Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp

Sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được xét công nhận tốt nghiệp:

  1. Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  2. Có các chứng chỉ/Giấy xác nhận hoàn thành theo yêu cầu các khóa học chương trình Công dân toàn cầu, các chứng chỉ khác theo qui định trong quá trình học tập;
  3. Hoàn thành đủ số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy quy định;
  4. Hoàn thành các nghĩa vụ Tài chính, thư viện.

Điều 76. Nhận bằng tốt nghiệp, bảng điểm tốt nghiệp

  1. Sinh viên tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học và đạt tại trường.
  2. Bằng tốt nghiệp và Bảng điểm các môn chuyên ngành sẽ do Trường đối tác cấp.

 

PHỤ LỤC

PHẦN 1. THANG ĐIỂM

Thang điểm tại bậc học Đại học

Mô tả

Điểm %

Điểm GPA

Giải thích

Trạng thái

HD

High Distinction

80-100

4

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

D

Distinction

70-79

3

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

C

Credit

60-69

2

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

P

Pass

50-59

1

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

CP

Conceded Pass

45-49

0.5

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

N

Fail

0-49

0

 

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

NA

Fail-No Attempt

 

0

 

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

CON

Continuing

 

N/A

Đang học

Cuối cùng (Hoàn thành)

SP

Passed Supplementary

50

1

Sinh viên đã đạt yêu cầu ở bài đánh giá bổ sung

Cuối cùng (Hoàn thành)

SN

Failed Supplementary

0-49

0

Sinh viên đã trượt yêu cầu ở bài đánh giá bổ sung

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

WF

Withdrawn Fail

 

0

Sinh viên rút sau ngày quy định

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

SPX

Special Examination

 

N/A

Sinh viên được làm một bài kiểm tra đặc biệt

Tạm thời

SPC

Special Consideration

 

N/A

Có sự cân nhắc đặc biệt

Tạm thời

DEF

Deferred Assessment

 

N/A

Chương trình đào tạo được tạm hoãn

Tạm thời

GNS

Grade Not Submitted

 

N/A

Điểm chưa được cập nhật khi kết quả đã được công nhận

Tạm thời

  1. Lưu ý: Kết quả chưa phân loại không được tính vào điểm trung bình

 

Đối với các học phần PHỤ

Mô tả

Điểm %

Điểm GPA

Giải thích

Trạng thái

CMP

Completed

N/A

 Tham gia và hoàn thành khoá học

Cuối cùng (Hoàn thành)

PA

Participated

N/A

 Đã tham gia và chưa được đánh giá

Cuối cùng (Hoàn thành)

DEF

Deferred Assessment

N/A

 Tạm hoãn

Tạm thời

GNS

Grade Not Submitted 

N/A

Điểm chưa được cập nhật khi đã có kết quả

Tạm thời

 

Đối với Chương trình Đại học

Mô tả

Điểm

%

Điểm GPA

Giải thích

Trạng thái

PO

Pass–only avail mark

 

N/A

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

CP

Conceded Pass

 

N/A

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

N

Fail

 

N/A

 

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

NA

Fail–No Attempt

 

N/A

 

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

SP

Passed Supplementary

50

N/A

Sinh viên đã đạt yêu cầu ở bài đánh giá bổ sung

Cuối cùng (Hoàn thành)

SN

Failed Supplementary

0-49

N/A

Sinh viên đã trượt yêu cầu ở bài đánh giá bổ sung

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

WF

Withdrawn Fail

 

N/A

Sinh viên rút sau ngày quy định

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

CON

Continuing

 

N/A

Đang học

Tạm thời

SPX

Special Examination

 

N/A

Sinh viên được làm một bài kiểm tra đặc biệt

Tạm thời

SPC

Special Consideration

 

N/A

Có sự cân nhắc đặc biệt

Tạm thời

DEF

Deferred Assessment

 

N/A

Tạm hoãn

Tạm thời

GNS

Grade Not Submitted

 

N/A

Điểm chưa được cập nhật khi kết quả đã được công nhận

Tạm thời

 

Chương trình Đại học không được đánh giá (Du học/ Trao đổi nghiệp vụ trong Chương trình học)

Mô tả

Điểm GPA

Giải thích

Trạng thái

COMP

Complete

N/A

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

NCOM

Not Complete

N/A

 

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

WF

Withdrawn Fail

N/A

Sinh viên rút sau ngày quy định

Cuối cùng (Chưa hoàn thành)

CON

Continuing

N/A

Đang học

Điểm tạm thời

DEF

Deferred Assessment

N/A

Tạm hoãn

Tạm thời

GNS

Grade Not Submitted

N/A

Điểm chưa được cập nhật khi kết quả đã được công nhận

Tạm thời

 

PHẦN 2. CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH

  • Giá trị điểm cho kết quả xếp loại của bậc Đại học

Cấp bậc

Điểm

Giá trị điểm quy đổi

High Distinction

80-100

4

Distinction

70-79

3

Credit

60-69

2

Pass

50-59

1

Conceded Pass

45-49

0.5

Fail

0-49

0

 

  • Giá trị điểm cho kết quả của VE (Dành cho 1 số khoá học cụ thể)

Cấp bậc

Điểm

Giá trị điểm quy đổi

High Distinction

80-100

4

Distinction

70-79

3

Credit

60-69

2

Pass

50-59

1

Fail

0-49

0

 

PHẦN 3. CÁC HẠNG MỤC KHÁC ĐƯỢC VINH DANH

Các hạng mục khác được vinh danh (Trừ trường hợp điểm danh dự được quy định khác trong khoá học)

Miêu tả

Điểm

Giải thích

Trạng thái điểm

H1

Hạng nhất

80 – 100

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

H2A

Hạng 2A

70 – 79

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

H2B

Hạng 2B

60 – 69

 

Cuối cùng (Hoàn thành)

H3

Hạng ba

50 – 59

 

Cuối cùng (Hoàn thành)