<Góc Tư Vấn>Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Quản Trị Kinh Doanh Không?

Nhắc đến Quản trị kinh doanh bạn sẽ nghĩ rằng công việc này là người điều hành trong các dự án ở các doanh nghiệp. Nhưng nhiều bạn vẫn không biết ngành này có phù hợp với bản thân hay không. Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu về ngành này là như thế nào nhé.

Điểm chuẩn của ngành Quản trị kinh doanh hiện nay

Tên trường  Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Swinburne Việt Nam Xét học bạ
Đại Học Hà Nội D01 33.55
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân A00, A01, D01, D07 27.45
Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường A00, A01, C00, D01 27
Học Viện Tài Chính A00, A01, D01, D07 26.15
Học Viện Ngân Hàng A00, A01, D01, D07 26
Đại Học Kinh Tế – ĐHQGHN A01, D01, D09, D10 33.93
Đại Học Điện Lực A00, A01, D01, D07 23.25
Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội A00, A01, A08, D01 26.5
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông A00, A01, D01 25.5
Đại Học Mở Hà Nội A00, A01, D01 23.9
Đại học Lao Động – Xã Hội A00, A01, D01 23.15
Đại Học Công Đoàn A00, A01, D01 23.25
Học Viện Phụ Nữ Việt Nam C00 24
Đại Học Tôn Đức Thắng A00, A01, D01 33.6
Đại Học Thủ Đô Hà Nội A00, D01, D78, D90 31.53
Đại Học Tài Chính Marketing A00, A01, D01, D96 25
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội A00, A01, D01 24.55
Học Viện Chính Sách Và Phát Triển A00, A01, C01, D01 24.5

Những kỹ năng cần có khi học ngành Quản trị kinh doanh

Chắc hẳn bạn đã được nghe câu”Thái độ hơn trình độ”, câu nói này mang ý nghĩa là thái độ mới quyết định được sự thành công có đến được với bạn hay không. Vậy nên, để thành công với Quản trị kinh doanh, có mức thu nhập cao thì bên cạnh kiến thức cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

Những kỹ năng mà bạn cần có khi học ngành Quản trị kinh doanh:

  • Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh
  • Thấu hiểu con người, thấu hiểu nhu cầu
  • Tổ chức, lãnh đạo và lập kế hoạch công việc.
  • Thấu hiểu doanh nghiệp
  • Quản lý thời gian hiệu quả
  • Đàm phán, thương lượng, thuyết phục
  • Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích số liệu, thị trường
  • Làm việc nhóm, thuyết trình giữa đám đông
  • Kiểm soát cảm xúc tốt
  • Kỹ năng bán hàng, marketing
  • Tư duy phê phán
  • Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.

Bạn có phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh không?

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn phải thực sự quan tâm đến diễn biến của nền kinh tế và đam mê công việc kinh doanh, quản lý và có khát vọng làm giàu chân chính. Một khi đã yêu thích say mê, bạn sẽ có động cơ bền bỉ để chiếm lĩnh tri thức và bám trụ, tâm huyết với nghề.

ban co phu hop voi nganh quan tri kinh khong1

Bạn sẽ phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh nếu bạn có tư duy logic, thích giao tiếp, có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác. Bởi thị trường kinh doanh biến động không ngừng nghỉ, đòi hỏi bạn phải nhạy bén, tư duy logic để nắm bắt xu thế và hiểu được tâm lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán: Nếu sở hữu những đức tính đó, bạn sẽ dễ dàng thành công và trở thành một nhà quản trị giỏi. Vì để trở thành một người Quản lý giỏi, bạn cần phải tự tin và quyết đoán để lãnh đạo nhân viên đạt được các mục đích và mục tiêu của công ty, bao gồm  cả việc lên kế hoạch những gì cần phải làm và phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó, để là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với việc bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trước sức ép của thời gian và áp lực. Bạn là người sẽ tiên đoán, liệu trước những gì tốt nhất cho sự phát triển và thành công bền lâu của công ty.

Xem thêm: Các Bạn Nữ Có Nên Học Quản Trị Kinh Doanh Không?

Những công việc của ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường

Những bạn theo học ngành Quản trị kinh doanh có khả năng sẽ được làm lãnh đạo vì ngành sẽ giúp quản lý tốt các hoạt động cả một công ty, doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Kế toán
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Phân tích
  • Luật thương mại
  • Nhân sự
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tiếp thị
  • Quan hệ công chúng
  • Khởi nghiệp
  • Truyền thông
  • Quản lý sự kiện

Nên học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?

Swinburne Việt nam

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như kế toán, phân tích kinh doanh, luật thương mại, truyền thông, quản lý sự kiện, khởi nghiệp, tài chính, nhân sự, kinh doanh quốc tế, quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng.

Swinburne Việt Nam

Sinh viên hoàn thành khóa học này sẽ có thể:

  • Xác định và tích hợp các nguyên tắc trong lý thuyết để áp dụng vào thực tế.
  • Tiếp cận và phân tích các vấn đề từ nhiều quan điểm, thiết kế các giải pháp dựa trên các yêu cầu kinh doanh rõ ràng, và đưa ra các lựa chọn, khuyến nghị phù hợp.
  • Có ý tưởng sáng tạo về các mô hình kinh doanh mới do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Trình bày rõ ràng lý luận về đạo đức nghề và áp dụng khung đánh giá để phân tích và đưa ra giải pháp.
  • Truyền đạt rõ ràng lập luận kinh doanh qua đánh giá và thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp với từng đối tượng.
  • Xây dựng và trau dồi kiến thức để trở thành người có khả năng ứng dụng nhanh nhạy về công nghệ mới.
  • Khả năng hòa nhập, làm việc và cộng tác trong nhiều nhóm khác nhau.
  • Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong bối cảnh chuyên nghiệp.
  • Đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển:

Đăng kí xét tuyển du học ngành digital marketing

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo học ngành Quản trị kinh doanh tại NEU, bạn sẽ được trang bị đầy đủ cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để đáp ứng được nhu cầu công việc của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; và có thể trở thành những thế hệ quản lý, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trong tương lai.

đại học Kinh Tế Quốc Dân

Một trong những lý do chính khiến ngành Quản trị kinh doanh được rất nhiều thí sinh đăng ký thi tuyển hằng năm chính là cơ hội việc làm của ngành này rất đa dạng và hấp dẫn. Trong quá trình học, sinh viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng của rất nhiều ngành nghề khác nhau nên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận rất nhiều vị trí công việc.

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (UEB), ngành Quản trị kinh doanh có tới 3 chương trình đào tạo là chương trình chất lượng cao, chương trình Quản trị kinh doanh do Đại học St. Francis cấp bằng và chương trình Quản trị kinh doanh do ĐH Troy – Hoa Kỳ cấp bằng.

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Với chương trình Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy (Hoa Kỳ), sinh viên được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi 50% giảng viên Việt Nam và 50% giảng viên của ĐH Troy, chương trình đào tạo được quản lý theo chuẩn chất lượng của ĐH Troy. Sinh viên khi tốt nghiệp đạt IELTS 7.5-8.0, có cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. Đặc biệt, bảng điểm tốt nghiệp của các em sẽ do ĐH Troy cấp và nhận về bằng cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Troy, Hoa Kỳ.

Trường Đại học Thương mại

Khoa Quản trị kinh doanh tại trường đại học Thương Mại chính thức đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh từ năm 1994, trước đó tiền thân là Khoa Kinh tế thương nghiệp. Với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Thương Mại ngày càng khẳng định được chất lượng của mình trong khối ngành kinh tế.

Đại học Thương Mại

Sinh viên sẽ được tập trung đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại bám sát thực tiễn kinh doanh và phát triển kỹ năng quản trị kinh doanh. Các môn học phải kể đến như: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất, Quản trị bán hàng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Quản trị thương hiệu, Văn hóa kinh doanh, Khởi nghiệp kinh doanh,…Thông qua các chương trình học thực tế, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sẽ có kiến thức vững chắc và kỹ năng cần thiết, đầy đủ để sau khi tốt nghiệp có thể làm quen nhanh chóng với công việc, phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về ngành Quản trị kinh doanh và những công việc ngành quản trị kinh doanh tốt nhất mà Swinburne Việt Nam muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành và nghề phù hợp với bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!