Khoa Học Máy Tính Và Kỹ Thuật Phần Mềm Khác Nhau Như Thế Nào?

Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm là hai ngành học quan trọng trong thời đại 4.0. Nhưng không phải ai cũng có thể nhận định được sự khác biệt của mỗi ngành để có thể lựa chọn một cách chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu những điểm khác nhau của hai ngành này trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

khoa hoc may tinh va ky thuat phan mem

Ngành khoa học máy tính

Khoa học Máy tính(Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing),…

Ngành kỹ thuật phần mềm

Kỹ thuật phần mềm hay công nghệ phần mềm (tên tiếng Anh: Software Engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm.

khoa hoc may tinh va ky thuat phan mem 1

Ngành kỹ thuật phần mềm khi học sẽ bao trùm kiến thức, các công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa những yêu cầu phần mềm và thực hiện các tác vụ về thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, bảo trì phần mềm.

Điểm khác nhau giữa khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm

Về ngành khoa học máy tính

KHMT là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Nói chung, khoa học máy tính nghiêng về tính toán và kiến thức nghiên cứu phổ quát về máy tính.

Những kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính cần phải nắm vững tất cả những kiến thức cơ bản và có chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó cần phải đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về công nghệ có thể kể đến như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,…

khoa hoc may tinh va ky thuat phan mem 2

Về ngành kỹ thuật phần mềm

Ngành học này đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển các phần mềm, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để cho dễ hiểu thì Kỹ thuật phần mềm cũng nghiên cứu về máy tính và các kiến thức liên quan đến máy tính nhưng đi chuyên sâu vào phát triển, xây dựng, tìm hiểu về cách vận hành, bảo trì phần mềm, chuyên ngành học đi nhiều về phần thực hành lập trình hơn về lý thuyết tổng quan.

khoa hoc may tinh va ky thuat phan mem 3

Nên lựa chọn khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm?

Đối với những người không có chuyên môn, 2 ngành này gần như giống nhau, đều là ngành học về công nghệ thông tin ở bậc đại học. Tuy nhiên, chúng tập trung trên 2 mảng chuyên biệt, và có những kỹ năng hay cơ hội nghề nghiệp khác nhau cho mỗi ngành.

  • Khi học khoa học máy tính, bạn sẽ học thiết kế và phát triển chương trình, ứng dụng và phần mềm. Hơn nữa, bạn sẽ học cách máy tính giải quyết 1 bài toán hay 1 vấn đề và cách để máy tính tiếp nhận bài toán hay vấn đề.
  • Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ học cách duy trì và sử dụng hệ thống máy tính và phần mềm, áp dụng cho những quá trình kinh doanh.

Có thể hiểu ngắn gọn như sau: ngành khoa học máy tính tạo ra hệ thống mà tại đó chứa đựng những luồng thông tin, và ngành kỹ thuật phần mềm chịu trách nhiệm xử lý và duy trì những luồng thông tin đó.

Khi lựa chọn ngành ngh, chúng ta thường dựa theo ba tiêu chí: chọn điều bạn thích, chọn ngành hiện đang là xu hướng mà xã hội cần trong tương lai và cuối cùng là theo học ngành mà phù hợp nhất với khả năng của các bạn. Phù hợp khả năng là tốt nhất vì chọn đúng ngành bạn mới phát huy hết được bản thân mình cũng như làm tốt nhất công việc có thể đóng góp cho cộng đồng.

khoa hoc may tinh va ky thuat phan mem 4

Về cơ bản khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm đều là những ngành về công nghệ thông tin dành cho những bạn đam mê máy tính. Nếu như bạn yêu thích nghiên cứu chuyên sâu về khoa học thì khoa học máy tính sẽ phù hợp với bạn.

Còn bạn yêu thích những điều thực tế hơn, yêu thích lập trình thuần túy thì Kỹ thuật phần mềm là sự lựa chọn vô cùng chính xác.

Lợi thế khi học tại Swinburne

Swinburne Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam để mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thực tế. Đây là cơ hội để sinh viên được làm việc trong các dự án thực tế. Trong các dự án, sinh viên sẽ giải quyết những thách thức của doanh nghiệp từ đó đạt được các kỹ năng chuyên môn.

handbookclick 21

Việc đào tạo gắn chặt với thực hành được cung cấp bởi Tập đoàn FPT là Tập đoàn hàng đầu về công nghệ tại Việt Nam. Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành tại Swinburne sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cùng cơ hội việc làm phong phú.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Software Technology, sinh viên sẽ có thể:

  • Có được kiến thức sâu rộng về các nguyên tắc và khái niệm cơ bản trong Kinh doanh và Quản lý IS / IT.
  • Áp dụng tư duy phân tích, phán đoán trong lựa chọn, áp dụng các phương pháp thích hợp liên quan đến IS / IT. Từ đó, các giải pháp cho các vấn đề của tổ chức sẽ được xác định và đề xuất.
  • Cập nhật các nội dung mới liên quan tới IoT, cloud, an ninh mạng, bigdata và AI trong chương trình đào tạo.
  • Đánh giá, phân tích sự phù hợp của các phương pháp đối với việc thiết kế, triển khai giải pháp Công nghệ thông tin.
  • Tiếp cận và phân tích các vấn đề từ nhiều quan điểm, thiết kế các giải pháp sáng tạo thay thế dựa trên các yêu cầu kinh doanh rõ ràng, và đưa ra các lựa chọn, khuyến nghị phù hợp.
  • Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong bối cảnh chuyên nghiệp.
  • Khả năng làm việc độc lập, trách nhiệm, khả năng lãnh đạo và chủ động khi cần thiết, đặc biệt khi làm việc nhóm.
  • Xây dựng kế hoạch, thiết kế và thực hiện dự án quy mô nhỏ để cung cấp các giải pháp phù hợp yêu cầu.
  • Thiết kế, duy trì, quản lý cơ sở hạ tầng và các dịch vụ Công nghệ thông tin.
  • Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về IS / IT trong thực tế, cũng như phát triển cá nhân một cách chuyên nghiệp.
  • Tham gia vào dự án phát triển phần mềm, thiết kế và triển khai phần mềm, bao gồm phần mềm cho các ứng dụng di động

banner 3 2 768x145 1

Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai tại đây.

Lời kết

Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm là hai trong số các ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin nên về cơ bản hai ngành này tương đối giống nhau khiến nhiều bạn dễ hiểu nhầm. Swinburne Việt Nam mong rằng qua bài viết này các bạn có thể phân biệt được rõ ràng 2 ngành học này!