Sự Khác Nhau Giữa Marketing Truyền Thống Và Digital Marketing

Trong thời đại ngày nay, ngoài kênh Marketing truyền thống thì còn một kênh marketing cực kỳ lợi hại giúp doanh nghiệp phát triển được thương hiệu trên thị trường đó chính là Digital marketing. Vậy Marketing truyền thống và Digital Marketing có sự khác nhau như thế nào, hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Marketing truyền thống là gì?

ngành marketing truyền thống

Marketing truyền thống là phương thức tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng mà nền tảng được sử dụng phổ biến chính là các phương tiện truyền thông báo, đài truyền hình…

Digital Marketing là gì?

Ngành digital marrketing

Digital Marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số) là toàn bộ các hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay Internet để kết nối với khách hàng và quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Bật mí 5 trường bạn nên lựa chọn du học ngành marketing

Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing

Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing

  • Marketing truyền thống quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bằng cách sử dụng các kênh thông thường như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v. Mặt khác, Digital marketing là quá trình quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty bằng cách sử dụng các kênh và chiến thuật Online marketing.
  • Trong khi marketing truyền thống là người nghe thụ động trong việc tiếp cận thông tin, thì Digital marketing có bản người nghe chủ động trong việc tiếp cận thông tin.
  • Digital marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn so với Marketing truyền thống. Do Digital marketing có công cụ tìm dữ liệu những khách hàng có sở thích, quan tâm đến mặt hàng liên quan. Vì vậy, quảng cáo của Digital marketing được hiển thị cho những đối tượng này và giúp tạo ra khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.
  • Sự tương tác giữa khách hàng và công ty thông qua các kênh trực tuyến hoặc ngoại tuyến khác nhau. Vì vậy, tỷ lệ tương tác của khách hàng trong Digital marketing cao hơn so với Marketing truyền thống. Điều này là do khách hàng có thể trực tiếp xem chi tiết sản phẩm và các ưu đãi khác, chỉ bằng một cú nhấp chuột mà không cần đến phòng trưng bày hoặc công ty để biết chi tiết về sản phẩm.
  • Không thể tính toán cụ thể lợi tức đầu tư trong trường hợp sử dụng Marketing truyền thống nhưng người ta có thể dễ dàng tính toán khi dùng Digital marketing.
  • Marketing truyền thống vừa kém hiệu quả hơn và vừa tốn kém hơn, trong khi Digital marketing ít tốn kém hơn lại hiệu quả hơn.
  • Với Digital marketing, người ta có thể dễ dàng theo dõi xem người mua đến từ đâu, đâu là sản phẩm được xem nhiều nhất, có bao nhiêu khách hàng đang thực sự mua sản phẩm, ai quan tâm đến sản phẩm,… Mặt khác, trong Marketing truyền thống, theo dõi khách hàng là không thể.
  • Marketing truyền thống sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa để nhắm mục tiêu khách hàng. Do đó, nó liên quan đến tiếp thị đại chúng với mức độ tiếp cận cá nhân rất thấp. Ngược lại, Digital marketing sử dụng cá nhân hóa. Có nghĩa là chỉ những sản phẩm đó được hiển thị cho những khách hàng mà họ đã quan tâm gần đây hoặc họ đang tìm kiếm nó qua internet trong một thời gian dài.
  • Đối với Marketing truyền thống, không thể điều chỉnh khi quảng cáo được xuất bản. Còn đối với Digital marketing, việc điều chỉnh có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi quảng cáo đã được chạy.
  • Phạm vi tiếp cận khách hàng trong Marketing truyền thống bị giới hạn giữa các quốc gia, lãnh thổ. Mặt khác, Digital marketing sử dụng Internet, các sản phẩm và dịch vụ đang được quảng bá có thể thu hút nhu cầu trên toàn cầu.
  • Đến với kết quả, marketing truyền thống cần có thời gian để thu được kết quả của các hoạt động marketing. Tuy nhiên, Digital marketing có thể thu được kết quả nhanh chóng.
  • Đối với Marketing truyền thống, người tiêu dùng không thể bỏ qua quảng cáo, vì họ nhất định phải xem chúng. Tuy nhiên, đối với Digital marketing cho phép người tiêu dùng tránh hoặc bỏ qua những quảng cáo mà họ không thấy hữu ích hoặc họ không quan tâm đến.
  • Marketing truyền thống là giao tiếp một chiều, công ty quảng cáo thông tin sản phẩm nhưng không nhận được phản hồi của khách hàng. Ngược lại, Digital marketing là giao tiếp hai chiều. Vừa quảng cáo thông tin cho khách hàng và vừa nhận được phản hồi của họ về sản phẩm và dịch vụ, dưới dạng đánh giá,…

Nên học Marketing truyền thống hay Digital Marketing?

Nên học Marketing truyền thống hay Digital Marketing? Trước hết phải thừa nhận rằng, cho dù Marketing truyền thống hay Digital Marketing thì chúng đều có một mục tiêu chung là mang sản phẩm đến người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp bán được hàng. Tuy nhiên, con đường đi đến đích, đạt được mục tiêu của hai hình thức marketing này không giống nhau. 

Có một số ý kiến cho rằng: trong thời gian sắp tới thì Digital Marketing sẽ có thể thay thế hoàn toàn Marketing truyền thống. Nhận định này gây ra nhiều ý kiến trái chiều bởi vì mặc dù digital marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu điểm vượt trội và cũng sẽ có những điểm yếu, những điều mà digital marketing không làm được nhưng Marketing truyền thống lại làm rất tốt. 

Xem thêm: Học Marketing ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành Marketing

Nên học chuyên ngành Marketing ở đâu?

Swinburne Việt Nam

Các kỹ năng sinh viên học được trong chuyên ngành Marketing Swinburne đang có nhu cầu cao hơn bao giờ hết. Khóa học sẽ đi sâu vào nguyên tắc, khái niệm và thực tiễn liên quan đến truyền bá thông điệp theo cách hiệu quả nhất. Sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng tiếp thị và quản lý nâng cao cần thiết để thành công trong ngành. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng, đổi mới và thiết kế, lập kế hoạch, xây dựng thương hiệu, thiết kế kênh, truyền thông tiếp thị tích hợp và nghiên cứu thị trường. Đặc biệt sinh viên sẽ được học và thực hành các nội dung liên quan tới digital marketing là xu hướng chính trong các hoạt động marketing hiện nay.

Swinburne Việt Nam

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Marketing sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng, kế toán, phân tích kinh doanh, luật thương mại, quản lý sự kiện, khởi nghiệp, tài chính, nhân sự và kinh doanh quốc tế.

  • Đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển:

Đăng kí xét tuyển du học ngành digital marketing

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngành Marketing là một ngành ngày càng cần thiết và không bao giờ lỗi mốt, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Đây là cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ theo đuổi ngành Marketing.

đại học Kinh Tế Quốc Dân

Khoa Marketing của NEU đã có hơn 50 năm hình thành và phát triển. Theo học ngành Marketing tại NEU, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng gắn liền với các công việc của một chuyên gia marketing, chuyên gia kinh tế-quản trị kinh doanh, kiến tạo và phát triển thị trường. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức với cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.

Trường Đại học Thương Mại

Chuyên ngành Marketing thương mại thuộc Khoa Marketing trường Đại học Thương mại được thành lập năm 1960 với tên gọi là Khoa Thương phẩm. Cùng với sự phát triển song song với quá trình phát triển của nhà trường, Khoa Marketing đã vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo,…Có thể nói rằng, đây là một cơ sở đào tạo uy tín về Marketing thương mại trên thị trường đào tạo lao động Marketing hiện nay.

Đại học Thương Mại

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tạo điều kiện đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từ doanh nhân, chuyên gia hàng đầu, các cựu sinh viên thành đạt nhằm rèn luyện kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh canh của bản thân.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên biết thực hiện các kỹ năng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại bao gồm: Phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.

Trường Đại học Hà Nội

Sinh viên khi theo học ngành Marketing sẽ được đào tạo một cách hệ thống các kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại bao gồm Nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…Từ đó, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, biết hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả, nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh,…

đại học Hà Nội

Học ngành Marketing tại các trường đại học, sẽ bao gồm các chuyên ngành như: Marketing thương mại, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Quảng cáo, Truyền thông marketing.

Một số trường đào tạo chuyên ngành Marketing khác:

  • Trường Đại học Ngoại Thương
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
  • Học viện Tài Chính
  • Trường Đại học Thăng Long
  • Trường Đại học FPT

Tổng kết

Như vậy, Swinburne Việt Nam đã giúp bạn giải đáp sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing. Do đó, việc lựa chọn nên học ngành nào nên dựa vào sở thích, định hướng của bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!

Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai tại đây!