Giải bài toán an toàn dữ liệu cho hệ thống AI
Theo Tạp Chí Thông Tin và Truyền Thông, giống như các hệ thống công nghệ thông tin khác, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) cũng thường xuyên phải…
Trong những năm gần đây, Truyền thông đa phương tiện luôn nằm trong danh sách một trong những ngành học hấp dẫn nhất với các bạn trẻ. Tuy nhiên với một ngành học mang tính thực tiễn cao, giai đoạn thực tập để xác định hướng đi cụ thể trong ngành vẫn luôn là “nỗi niềm” trăn trở của nhiều sinh viên ngành Truyền thông.
Swinburne Việt Nam đã có dịp phỏng vấn các sinh viên ngành Truyền trông đa phương tiện: Thảo Chi (thực tập sinh tại VTV3), Lâm Duy (thực tập sinh tại LeBros) và Hà Vân (thực tập sinh tại InterContinental Landmark 72). Cùng trò chuyện với các bạn trẻ để hiểu hơn về trải nghiệm của họ tại 3 loại hình công ty dành cho ngành truyền thông nhé!
Thảo Chi: Nếu để miêu tả bản thân bằng 2 chữ thì mình sẽ chọn “tự” và “động”. “Tự” gắn với quan điểm sống của mình, còn “động” là để chỉ trạng thái thường nhật trong công việc của mình. Mình thích những công việc nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do mình chọn thực tập tại Đài truyền hình, bởi đây là một môi trường khá “động” theo đánh giá cá nhân của mình.
Trước đó mình cũng đã từng có dự định sẽ “Nam tiến”. Tuy nhiên, sau đó vì may mắn có được cơ hội thực tập tại phòng Sự kiện – Nghệ thuật của VTV3, nên mình đã quyết định ở lại Hà Nội thay vì kế hoạch ban đầu. Thật không dễ dàng có được cơ hội này nên mình quyết định nắm bắt lấy.
Hà Vân: Mình luôn muốn thử sức bản thân ở những môi trường mới nên khi chọn nơi thực tập, mình đã mạnh dạn nộp CV vào một khách sạn, dù trước đó mình chưa có kinh nghiệm làm việc ở ngành này. Lí do mình chọn InterContinental Landmark72 là bởi đây là khách sạn 5 sao thuộc top đầu. Trong những lần mình ghé thăm khách sạn trước đây, mình đều có trải nghiệm rất tốt. Mặt khác, mình cũng muốn làm quen với quy trình làm việc chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp lớn – Big Corp, hiểu thêm về cách vận hành của một khách sạn cao cấp và có thể ứng dụng của ngành học của mình trong việc phát triển khách sạn.
Lâm Duy: Mình đã biết đến Le Bros từ lâu bởi đây là một trong những agency về truyền thông uy tín nhất Việt Nam. Đây cũng là cơ hội mà giảng viên của mình – cô Mạch Lê Thu giới thiệu nên mình đã không ngại ngần thử sức.
Hà Vân: Chính xác! Với vị trí thực tập sinh tại InterContinental Landmark72, mình được trải nghiệm đa dạng các loại công việc khác nhau: từ làm các văn bản hợp đồng, thanh lý, hỗ trợ photoshoot, design poster, viết content cho các bài đăng trên mạng xã hội…Chỉ cần mình chủ động hỏi các anh chị đồng nghiệp, mọi người đều hết sức tạo điều kiện để mình làm nhiều công việc khác nhau.
Lâm Duy: Với vai trò là thực tập sinh của phòng truyền thông nội bộ, mình thường xuyên phải cập nhật các sự kiện quan trọng trong công ty và tình hình nhân sự. Từ đó sản xuất những sản phẩm nội bộ chẳng hạn như video và ảnh để tăng tương tác trên workspace, nhằm cải thiện không khí làm việc tại văn phòng. Ngoài ra mình còn được tham gia vào các sự kiện do Le Bros tổ chức cho các client với vai trò ban tổ chức. Trước mỗi sự kiện mình phải nắm rõ lịch trình sự kiện. Nếu sự kiện cần thêm hỗ trợ từ các tình nguyện viên thi mình sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên.
Thảo Chi: Thực tập tại phòng 1 của Phòng Sự kiện – Nghệ thuật VTV3, mình được tham gia hỗ trợ ekip các công đoạn sản xuất chương trình trong các vai trò như: trợ lý ghi hình, trợ lý tổ chức sản xuất, trợ lý trường quay. Đặc biệt trong quá trình tiền kỳ và ghi hình. Các chương trình mình từng tham gia có thể kể đến như Trạng Nguyên Nhí, VTVAwards, Đón Tết cùng VTV…
Thảo Chi: Các kỹ năng mình học được tại trường như kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và đặc biệt là tư duy sáng tạo, đa chiều đã thực sự giúp ích cho mình trong quá trình thực tập. Dù làm ở môi trường nào, những kỹ năng này đều vô cùng quan trọng. Ví dụ như trong quá trình xây dựng kịch bản của một chương trình, ekip sản xuất sẽ phải trao đổi, bàn luận và “brainstorm” cực nhiều để viết được một kịch bản lý tưởng nhất. Trong quá trình này, tư duy phản biện, sáng tạo và cái nhìn đa chiều chính là những kỹ năng cần thiết.
Hà Vân: Vì đã có một số nền tảng về Truyền Thông nên mình thích ứng khá nhanh với các công việc Marketing, đặc biệt là các nhiệm vụ về hình ảnh. Ví dụ, mình từng học môn Media Content Creation nên mình có thể dùng máy ảnh và hậu kỳ ảnh cùng các anh chị đồng nghiệp. Các kiến thức trong môn ProfCom cũng giúp mình bắt nhịp nhanh hơn với cách giao tiếp nơi làm việc. Ngoài ra, các kỹ năng như làm việc nhóm có được từ các kỳ học trước cũng giúp mình hòa nhập dễ hơn với mọi người.
Thảo Chi: Trong 3 tháng thực tập tại Đài, thời gian ban đầu, mình chủ yếu gặp khó khăn về việc thích ứng với nhịp độ công việc tại đây. Tuần đầu tiên khi vừa bắt đầu kỳ thực tập, mình đã tham gia ngay vào việc hỗ trợ ghi hình cho chương trình Trạng Nguyên Nhí, liên tục trong gần 1 tuần, mỗi ngày ekip chương trình đều làm việc từ khoảng 10 – 15 tiếng. Nhịp công việc quả thực khá căng thẳng vào thời gian đó. Khi về nhà sau khi kết thúc ghi hình, mình phải tận dụng thời gian để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng ngay cho ngày tiếp theo. Tuy nhiên, cũng nhờ vào tuần ghi hình liên tục đầu tiên, nên với các chương trình tiếp theo mình đã có thể bắt nhịp và thích ứng được nhanh chóng.
Lâm Duy: Công việc của mình là truyền thông nội bộ. Mọi người có thể nghĩ công việc này dễ dàng nhưng với trải nghiệm của mình thì điều đó không hề “dễ” chút nào. Để đưa ra những thông tin và thông điệp một cách hiệu quả thì cần phải hiểu rõ tệp người xem (là toàn bộ nhân sự trong Le Group). Trong điều kiện các nhân sự tại Le Bros thuộc 3 thế hệ khác nhau Gen X, Y , Z, thậm chí có một số cô chú sinh trước năm 1970 thì cần phải chắt lọc rất thận trọng những thông tin và chọn lựa loại hình truyền thông chính xác.
Hơn nữa đặc thù là công ty truyền thông nên mình luôn phải cực kỳ chi tiết trong từng sản phẩm. Mình thấy khó khăn nhất việc quản lý công việc hiệu quả khi được giao nhiều đầu việc khác nhau với khối lượng và deadline khác nhau. Lúc đầu mình không biết làm gì trước và ưu tiên việc nào hơn nên rơi vào tình trạng “stress” nhẹ. Sau đó, mình áp dụng phương pháp liệt kê từng đầu việc và deadline ra xem việc nào nên ưu tiên hơn. Mỗi khi thấy căng thẳng và mệt mỏi, mình sẽ đứng lên khỏi chỗ ngồi và đi làm một việc gì khác để thư giãn hơn, như đi nói chuyện với mọi người chẳng hạn.
Thảo Chi: Hehe, đây là một trong những kỉ niệm bi hài mà mình nhớ mãi khi làm việc tại đài. Trong tuần đầu ghi hình Trạng Nguyên Nhí, có một hôm mình đã bị ngã xe trên đường từ đài về khiến cho vùng cằm của mình bị bầm tím khá nặng. Vì hôm sau mình vẫn phải tiếp tục ghi hình, cho nên mình đã quyết định dùng kem che khuyết điểm để che đi vết bầm. Tuy nhiên không may là mình đã không tính được đến việc ánh sáng tự nhiên trong phòng mình và ánh sáng trường quay là hai màu khác nhau.
Việc này đã dẫn đến tình huống bi hài lúc sau, MC Chí Thiện của chương trình đã nhìn thấy chiếc cằm mờ mờ “xanh tím” của mình và vô tình thốt lên lời cảm thán khi mic cài của anh ấy vẫn bật, rằng “Ôi em để râu à?”. Lúc ấy mình rất bất ngờ, tuy hơi xấu hổ vì cả trường quay đều nghe thấy nhưng rồi cũng dí dóm trả lời. Sau đó, anh Thiện còn hỏi mình có thể để anh ấy kể lại câu chuyện về “Cô gái để râu” này trong chương trình “Ký Ức Vui Vẻ” không. Điều này đã để lại cho mình một kỉ niệm đáng nhớ trong kỳ thực tập này.
Thảo Chi: Mình cho rằng hai yếu tố này hoàn toàn có thể được cân bằng. Điển hình như trong môi trường của Đài truyền hình, đây là một nơi làm việc có kỷ luật tuy nhiên công việc lại yêu cầu tính sáng tạo cực kỳ cao, nên việc tồn tại cả kỷ luật và sáng tạo là bắt buộc. Mình nghĩ rằng kỷ luật và sáng tạo có một mối quan hệ cần thiết và theo cách nào đó, mật thiết trong việc vận hành một tổ chức hay một môi trường làm việc. Nếu kỷ luật là điều kiện cần để xây dựng thì sáng tạo là điều kiện cần để phát triển. Vì vậy việc cân bằng cả hai yếu tố theo quan điểm của mình là rất thiết yếu.
Lâm Duy: Theo quan điểm của mình, chúng ta không cần thiết chỉ chọn một trong hai: hoặc kỷ luật hoặc sáng tạo. Mình luôn giữ quan điểm này từ trước khi mình tham gia thực tập tại Le Bros. Mình biết mọi người luôn nghĩ rằng đây là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau nhưng thực sự chúng không hoàn toàn trái ngược nhau. Trái lại, đây có thể là hai yếu tố có thể tương trợ tốt với nhau khi được áp dụng hài hòa.
Kỉ luật hoàn toàn có thể là một đòn bẩy giúp thúc đẩy sự sáng tạo và giữ cho sáng tạo đi đúng hướng và đúng nhịp độ. Hơn nữa nếu sự sáng tạo diễn ra hoàn toàn theo cảm xúc như kiểu “hôm nay nảy ra được ý tưởng nhưng ngày mai không” thì rất khó để sự sáng tạo đạt được hiệu quả. Kỉ luật cũng không có nghĩa là chúng ta cứ chăm chăm đi theo một khuôn mẫu hay những luật lệ nên quan điểm rằng hai khái niệm này phủ định lẫn nhau không thực sự chính xác.
Thảo Chi: Kỳ thực tập của mình sẽ kết thúc vào cuối tháng 1 năm sau khi mình hoàn thành ghi hình hết các chương trình Tết mình đã và đang tham gia tại Đài. Về kế hoạch sau đó, trước tiên mình muốn tập trung vào việc học trong hai kỳ cuối, tiếp theo khám phá thêm về những mong muốn và thế mạnh của bản thân.
Lâm Duy: Sau kì thực tập này mình đang có dự định ứng tuyển với vị trí truyền thông hoặc marketing part-time tại một công ty khác. Mặc dù mình đã hoàn thành thực tập nhưng thực sự còn khá nhiều việc mình phải làm để chuẩn bị cho công việc trong ngành Truyền thông trong tương lai. Ngoài ra, vì truyền thông là lĩnh vực bị nhiều lĩnh vực khác ảnh hưởng và đồng thời cũng ảnh hưởng ngược lại các lĩnh vực đó (mediatization), nên ngoài việc trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành, mình cần phải cập nhật kiến thức của các lĩnh vực khác, đặc biệt là các kiến thức nghệ thuật – văn hóa – chính trị để có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau trong tương lai.