Phân Biệt Ngành Khoa Học Máy Tính Và Công Nghệ Thông Tin

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế 4.0, công nghệ thông tin đang dần trở thành lĩnh vực thu hút nhiều bạn trẻ chọn học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn thắc mắc về sự khác nhau của ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu về 2 ngành học này nhé.

Khái niệm của ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin 

Ngành Khoa học Máy tính

ngành khoa học máy tính

Khoa học Máy tính là một ngành đào tạo nên những nhà khoa học về máy tính. Công việc của những nhà khoa học nói chung là nghiên cứu và sáng tạo nên các sản phẩm mới. Xét riêng nhóm các nhà khoa học máy tính thì nhiệm vụ của họ là chế tạo ra các chương trình máy tính đem lại lợi ích cho mọi người.

Ngành Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin là ngành học thiên về ứng dụng những chương trình máy tính hiện có trong thực tế. Nói cách khác, ngành học Công nghệ Thông tin hướng dẫn cách sử dụng những sản phẩm do lĩnh vực Khoa học Máy tính sáng tạo nên.

Chương trình đào tạo của ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin

Ngành Khoa học Máy tính

Chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính của Swinburne Việt Nam đã được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành công nghệ. Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Trong chương trình học, sinh viên sẽ được học 8 môn học cơ bản nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên sẽ đồng thời được học thêm các môn chuyên ngành và các môn học tự chọn để bổ sung nâng cao tùy theo chuyên ngành mà sinh viên đăng ký. 

Xem thêm: Chương Trình Đào Tạo Khoa Học Máy Tính Tại Swinburne Việt Nam 

Ngành Công nghệ Thông tin

ngành công nghệ thông tin

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của Swinburne Việt Nam đã được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành công nghệ. Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực IT. Trong chương trình học, sinh viên sẽ được học 8 môn học cơ bản nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên sẽ đồng thời được học thêm các môn chuyên ngành và các môn học tự chọn để bổ sung nâng cao tùy theo chuyên ngành mà sinh viên đăng ký. Để tìm hiểu thêm về các chuyên ngành, sinh viên có thể truy cập vào từng chuyên ngành.

Cơ hội việc làm của ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin 

Ngành Khoa học Máy tính

Với các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm lĩnh hội được sau khi tốt nghiệp khoa học máy tính, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực luôn cần nhân lực có tay nghề cao về máy tính như tài chính, truyền thông, giáo dục,….

Một số công việc dành cho sinh viên sau khi ra trường:

  • Chuyên viên an ninh mạng
  • Kỹ sư phần mềm
  • Lập trình viên truyền thông đa phương tiện
  • Viết bài chuyên ngành
  • Lập trình viên/kiểm thử viên
  • Kiến trúc sư
  • Chuyên gia tư vấn
  • Lập trình viên/kiểm thử viên
  • Giám sát chất lượng

Ngành Công nghệ Thông tin

Hiện nay, nhu cầu trong ngành IT này rất cao vì doanh nghiệp nào cũng cần duy trì và phát triển website mỗi ngày. Các doanh nghiệp có thể tuyển sinh viên ngành công nghệ thông tin vào các vị trí sau:

  • Người vận hành, quản lý, điều phối kỹ thuật trong các công ty phát triển, gia công về phần mềm, thiết kế website, các công ty tư vấn, thiết kế các giải pháp IT,…
  • Các vị trí thuộc lĩnh vực bảo trì, lắp ráp, phân phối các thiết bị tin học.
  • Các vị trí liên quan đến việc sử dụng các ứng dụng công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực IT.

Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin là gì? Xu hướng năm 2022

Nên học ngành Khoa học Máy tính hay Công nghệ Thông tin?

Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin đều đảm nhận những vị trí đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó việc lựa chọn giữa hai ngành này thực sự cần đến cân nhắc kỹ lưỡng. Chưa nói tới vấn đề lương mỗi ngành là bao nhiêu.

Nên học ngành Khoa học Máy tính hay Công nghệ Thông tin

Nếu là người thích sự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi những chuyên môn máy tính. Người ít giao tiếp và thích cảm giác làm việc với máy tính toàn thời gian mỗi ngày. Thì bạn đang phù hợp với ngành khoa học máy tính. Nếu bạn yêu thích sự cập nhật về công nghệ thông tin, sự thay đổi công nghệ toàn cầu. Bên cạnh đó là người thích giao tiếp, đối ngoại, tạo ra sản phẩm công nghệ hiện đại thì bạn đang phù hợp với công nghệ thông tin.

Hai ngành này không tách biệt hoàn toàn mà nó luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Chỉ khác là cách thức làm việc và tư duy mỗi ngành sẽ có đặc thù riêng. Do đó cũng có thể đảm nhận linh hoạt các vị trí làm việc khác nhau trong ngành liên quan đến công nghệ và máy tính. Mục đích là để phần cứng, phần mềm và người sử dụng có thể kết hợp hoàn hảo với nhau.

Những trường đào tạo ngành Khoa học Máy tính

  • Swinburne Việt Nam
  • Đại Học FPT
  • Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Đại Học Phenikaa
  • Đại Học Xây Dựng
  • Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Những trường đào tạo ngành Công nghệ Thông tin

  • Swinburne Việt Nam
  • Đại Học FPT
  • Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
  • Đại Học Công Nghệ – ĐHQGHN
  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQGHN
  • Đại Học Giao Thông Vận Tải

Tổng kết

Như vậy, Swinburne Việt Nam đã giúp bạn tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Do đó, việc lựa chọn nên học ngành nào nên dựa vào sở thích, định hướng của bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!

Đăng kí xét tuyển du học ngành digital marketing

Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai: Tại đây