4 đội vào chung kết cuộc thi The Debate Challenge 2021

Mặng, Cacbon, D.A.T.A.B, Debateophobia giành vé vào chung kết “The debate challenge” do VnExpress và Swinburne Việt Nam tổ chức.

Vòng Đấu loại cuộc thi “The debate challenge” do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam diễn ra theo hình thức online. Các thí sinh tranh biện sôi nổi trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt, đưa ra lý lẽ bảo vệ góc nhìn của mình. Ban tổ chức tìm ra 4 đội xuất sắc vượt qua 80 đội còn lại giành vé tranh tài tại vòng chung kết.

Mặng – MAPLE Debate – CLB tranh biện cấp 3 tại TP HCM

Ban chuyên môn đưa ra đề tài giả tưởng: “Chúng tôi sẽ cho phép những tội phạm bị kết án lựa chọn sử dụng công nghệ X thay thế cho bản án tù”. Công nghệ X cho phép tạo ra cảm giác đau khổ về thể chất lẫn tinh thần lên những người phạm tội nhưng không gây ra tổn thương thể xác cho người sử dụng.

Tham gia thi đấu, Trần Phương Linh cho rằng, hình thức này không mang lại sự răn đe cần thiết, không giải quyết triệt để vấn đề. Công nghệ X làm người phạm tội đau đớn, nhục nhã có thể giúp họ hiểu lỗi sai, cảm nhận nỗi đau của nạn nhân nhưng nếu không giam giữ, sau khi được trả về, tỷ lệ tái phạm tội cao. Hình thức răn đe không hiệu quả.

Với bản án tù, người phạm tội sống trong mội trường tuân thủ pháp luật trong trại giam, có thời gian thay đổi nhận thức, khả năng tái phạm tội thấp. Hình thức giúp bảo vệ cộng đồng bởi cách ly tội phạm khỏi nạn nhân, xã hội.

Mặng

Mặng đến từ MAPLE Debate – CLB tranh biện cấp 3 tại TP HCM. Đây là một trong 4 đội được yêu thích nhất vòng bình chọn.

D.A.T.A.B

Trình bày về ý kiến “Chúng tôi phản đối việc bệnh hóa và can thiệp y tế để chữa tự kỷ”, các thành viên của D.A.T.A.B khẳng định, người tự kỷ sẽ không bị phân biệt đối xử, nhóm bạn trẻ mong muốn có phương pháp giải quyết các vấn đề của nhóm người này. Họ cần được xã hội yêu thương, giúp đỡ, hòa nhập với cuộc sống. Ban chuyên môn nhận xét, nhóm hiểu vấn đề, đưa ra những góc nhìn mới gắn với thực tế.

Debateophobia

Ở vòng đấu loại, các thành viên của Debateephobia trình bày quan điểm thông qua đề bài: “Chúng tôi phản đối việc đối xử với tự kỷ như một căn bệnh”.

Đại diện nhóm, Anh Minh cho biết, tự kỷ không phải một bệnh, nhiều người không hiểu rõ có thể sẽ nói những câu như “phải chữa khỏi bệnh tự kỷ”. Việc hiểu sai kiến thức có thể khiến họ khiến họ bị soi mói, ngược đãi, thiên vị, định kiến.

Mọi người tránh xa sự sợ hãi, lan truyền thông tin không đúng sự thật, không cô lập những người mắc hội chứng. Các phương tiện truyền thông nên kiểm tra nội dung kỹ, tránh đưa tin sai lệch.

the debate challenge chung kết

Các thành viên của Debateophobia.

Cacbon – CLB tranh biện DCD

Ở vòng Đấu loại, đội thi Cacbon nhận đề tài từ ban chuyên môn: “Chúng tôi với tư cách là một nhà huấn luyện viên, sẽ không tham dự vào trận chiến Pokemon”. Đây là đề bài dạng giả tưởng, bàn về chủ đề nhân đạo, giá trị sống.

Các em phân tích, Pokemon là con vật để giải trí. Giả dụ bản thân là huấn luyện viên, các em sẽ tôn trọng học trò, định hướng để phát triển. Pokemon có thể bị đau trong quá trình thi đấu, nhưng qua những vấp ngã sẽ trưởng thành hơn. Nhóm bạn trẻ rút ra, thất bại, vấp ngã là tiền đề để dẫn đến thành công, quá trình rèn luyện giúp Pokemon trưởng thành.

Mặng, Cacbon, D.A.T.A.B, Debateophobia sẽ bước vào chung kết ngày 9/10. Để chuẩn bị cho vòng chung kết, tất cả thí sinh và ban giám khảo đều tham gia tập huấn bài bản.

Trong cuộc thi, các bạn thi đấu với chủ đề liên quan đến thông tin phổ biến trên phương tiện truyền thông đại chúng. Đó có thể là nội dung trong một bộ phim, chi tiết từ một trò chơi điện tử nổi tiếng hay một sự kiện trong hoạt động của những người nổi tiếng.

The Debate Challenge” do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức. Đây là sân chơi dành cho học sinh THPT toàn quốc với cả hai bảng đấu tiếng Anh và tiếng Việt. “Let’s Debate for Innovation” (cùng tranh biện để sáng tạo) là thông điệp của cuộc thi. Chủ đề tranh biện hướng tới những vấn đề nóng của xã hội, thiết thực với giới trẻ.

Tham gia “The Debate Challenge” học sinh có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình, tư duy phân tích vấn đề, phản biện, sử dụng lập luận có bằng chứng, trích dẫn nguồn, khả năng làm việc nhóm. Thông qua sân chơi, ban tổ chức cũng tìm kiếm, bồi dưỡng nhân tài để tham gia đấu trường tranh biện quốc tế trong tương lai.

Theo VnExpress

Rate this news

Trung ST

news

Nữ sinh trường quốc tế thành lập dự án phi lợi nhuận phổ cập kiến thức về giáo dục giới tính

Theo SVVN - Nguyễn Hoàng Diệu Anh (22 tuổi) là cựu sinh viên Swinburne Việt Nam. Cô nàng đã cùng bạn bè thành lập dự án cộng đồng Program for…

news

Chung kết Swin Hackathon 2023 gây ấn tượng với nhiều giải pháp công nghệ đột phá

Vòng Chung kết cuộc thi Swin Hackathon mùa thứ ba đã khép lại với nhiều ý tưởng và giải pháp công nghệ độc đáo. Năm nay tổng giá trị giải…

news

Hội thảo Swinburne Việt Nam về Truyền thông đa phương tiện: Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo trong truyền thông số

Tháng 11/2023 tới đây, Hội thảo Truyền thông đa phương tiện (ICMC) lần thứ nhất sẽ chính thức được Swinburne Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Với chủ đề…

news

Điểm danh ba gương mặt “hot” đang theo học ngành Media của Swinburne Việt Nam

Việc học tập để nâng cao tri thức, phát triển bản thân và hỗ trợ cho các dự án nghệ thuật trong tương lai là lựa chọn của nhiều nghệ…

news

Swinburne xếp thứ 43 trong Bảng xếp hạng các trường đại học trẻ của Times Higher Education

Đại học Công nghệ Swinburne đã tăng bảy bậc lên vị trí thứ 43 trong Bảng xếp hạng các trường đại học trẻ của Times Higher Education (THE) năm 2023.…

news

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Australia: “Trường đại học là nơi kết nối con người và công nghệ để làm thế giới tốt đẹp hơn”

Theo Dân trí - Chiều 16/5/2023, Giáo sư Pascale Quester - Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Australia đã có chuyến thăm và làm việc tại Swinburne Việt Nam…