Giải bài toán an toàn dữ liệu cho hệ thống AI
Theo Tạp Chí Thông Tin và Truyền Thông, giống như các hệ thống công nghệ thông tin khác, các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) cũng thường xuyên phải…
Với thông điệp “Let’s Debate for Innovation” (Cùng tranh biện để sáng tạo), cuộc thi hướng đến mục tiêu lan tỏa bộ môn tranh biện học thuật tại Việt Nam và giúp các bạn trẻ rèn luyện những kỹ năng cần thiết gắn liền với tranh biện như nghiên cứu, thuyết trình, phân tích vấn đề, tư duy phản biện, lập luận, làm việc nhóm – những kỹ năng cần có trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Sau thời gian tạm hoãn vì diễn biến phức tạp của dịch Covid, The Debate Challenge đã chính thức khởi động lại với 80 đội thi được tuyển chọn trên cả nước bước vào Vòng Loại bảng của cuộc thi. Trước khi bước vào vòng đấu loại, các thí sinh đã được tham gia các hoạt động đào tạo cùng các chuyên gia tranh biện và thi đấu giao hữu để nâng cao kỹ năng và sự tự tin trước khi bước vào giải đấu chính thức.
Để tiến vào Vòng Loại bảng chính thức, các đội phải vượt qua vòng Sơ loại với đề thi là bình luận về câu nói nổi tiếng của doanh nhân Margaret Heffernan: “Để có những ý tưởng hay và đột phá thực sự, chúng ta cần có trao đổi, xung đột, bàn luận và tranh biện”. Trong các vấn đề, con người cần có sự tương tác, tranh biện để cùng đi tới những ý tưởng mới và giải pháp cho cộng đồng, xã hội.
“Các đội thi có sự tìm hiểu công phu, sáng tạo và trình bày quan điểm dưới nhiều góc độ. Điều này đúng hướng với mục đích chương trình: giúp các em nâng cao kỹ năng và giao lưu cùng cộng đồng tranh biện, từ đó nâng cao sự tự tin trong giao tiếp và hình thành phản xạ đánh giá vấn đề dưới nhiều góc nhìn” – Ban tổ chức The Debate Challenge cho biết.
Là một trong những giải đấu tranh biện chuyên nghiệp có quy mô và cơ cấu giải thưởng lớn trong nước, The Debate Challenge ngoài đội ngũ chuyên gia của Swinburne thì còn có sự đồng hành của những chuyên gia tranh biện “đời đầu” đặt nền móng cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam như Nguyễn Ngọc Tú Uyên (Top 20 Giải Tranh biện Trẻ châu Á) và Đỗ Hoàng Long (Giám khảo Chung kết Giải Vô địch Tranh biện WSDC Liên bang Nga 2019).
Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 8 tỷ đồng, Ban tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ là bước đệm giúp các bạn trẻ Việt Nam làm quen với các sân chơi lớn và chuyên nghiệp để tự tin với những giải đấu tranh biện quốc tế.
Tiến sĩ Hoàng Việt Hà – Giám đốc Swinburne Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: “Kỹ năng tranh biện là kỹ năng quan trọng hàng đầu của một công dân toàn cầu. Chúng tôi đã nhìn thấy những giá trị to lớn của tranh biện và mong muốn lan toả những giá trị tranh biện học thuật này tới các bạn trẻ. Chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ rằng khi các em được đào tạo bài bản, các em hoàn toàn có thể phát huy hết năng lực bản thân và thắp sáng tương lai của cá nhân, gia đình và xã hội.”
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Ban tổ chức cuộc thi đã điều chỉnh thời gian, hình thức tổ chức cuộc thi. Theo đó, các thí sinh sẽ tham gia Vòng Loại Bảng và Vòng loại trực tiếp trong hai ngày 25 – 26/09 qua hình thức trực tuyến. Bốn đội có thành tích xuất sắc nhất mỗi bảng tiếng Việt và tiếng Anh sẽ bước vào vòng Chung kết toàn quốc diễn ra dự kiến vào ngày 09/10/2021.
Những thay đổi này nhằm tuân thủ các quy định về phòng chống dịch và tạo điều kiện để các thí sinh có cơ hội được tiếp tục thi đấu, giao lưu cùng cộng đồng những người có chung đam mê tranh biện trên cả nước. Được biết, các chủ đề tranh biện sẽ hướng tới những vấn đề nóng của xã hội và gần gũi, thiết thực với các bạn trẻ.