Bí quyết chiến thắng trong các cuộc tranh biện

VNExpress – Sự tự tin, kiến thức sâu rộng, kỹ năng trình bày mạch lạc… là tố chất cần có để trở thành người tranh biện giỏi. Nguyễn Ngọc Tú Uyên – tranh biện viên xếp hạng 18 trong Giải vô địch tranh biện châu Á 2017 cho rằng, người tham gia các cuộc tranh biện cần trải qua quá trình tích lũy kiến thức, rèn luyện sự tự tin.

Chị tham gia tranh biện trong bối cảnh nào?

Lúc còn bé, tôi sống ở Bến Tre, dù có nghe qua nhưng rất lạ lẫm với những khái niệm như tranh biện, hùng biện… Mối quan tâm hàng đầu lúc đó là các môn văn hóa và thi cử, kỹ năng mềm gần như chưa có chỗ đứng hoặc thường phớt lờ. Tôi đến tranh biện rất tình cờ thông qua một người bạn Indonesia làm quen trong chương trình trao đổi thanh niên châu Á. Trường của bạn, Đại học BINUS, mỗi năm đều tổ chức Asian English Olympics, trong đó có phần thi tranh biện. Năm 2016, bạn đã tìm đến tôi với hy vọng tôi có thể giúp tìm một đội đến từ Việt Nam tham dự cuộc thi.
Tôi bắt đầu hành trình với tranh biện cùng một người em là Vũ Anh Tuấn. Sau khi tham dự cuộc thi, bản thân tôi bất ngờ vì 2 điều: các tranh biện viên nước ngoài đều ngạc nhiên khi nhìn thấy người Việt ở đấu trường tranh biện quốc tế; đây là một môn thể thao trí tuệ không giới hạn tuổi tác, trình độ. Từ đó, tôi và những người cùng đam mê mong muốn mang tranh biện theo những mô hình, chuẩn thi đấu tốt nhất về Việt Nam.

chie8381 jpg 1619066028 6148 1619146030

Nguyễn Ngọc Tú Uyên – tranh biện viên xếp hạng 18 trong Giải vô địch tranh luận châu Á 2017 tại buổi ra mắt sân chơi The Debate Challenge cuối tháng 3

Chị trau dồi kiến thức, kỹ năng tranh biện ra sao?

Trong tranh biện, có hai cách cơ bản để trao dồi kỹ năng là luyện tập và đọc sách hoặc xem video hướng dẫn. Cá nhân tôi phù hợp với cách học ứng dụng hơn nên chủ yếu luyện tập thông qua nhiều hình thức: tự đấu với mình, đấu với người khác, quan sát trận đấu.

Về kiến thức thì không có giới hạn nên gần như ngày nào cũng phải đặt ra mục tiêu tìm hiểu về một mảng kiến thức nào đó, quan trọng là làm cho quá trình học thú vị. Tôi tập trung đọc những mảng kiến thức mà mình còn yếu, bắt đầu bằng những tài liệu hài hước, sau đó có thể bổ trợ bằng xem video, phim tài liệu. Khi kiến thức cơ bản dần hình thành, tôi đọc những bài viết chuyên ngành, sách.

Kỷ niệm đáng nhớ của chị khi tham gia các sân chơi tranh biện?

Tôi từng thua trước một học sinh lớp 7 của Indonesia về chủ đề quan hệ quốc tế – chuyên ngành đại học của bản thân lúc đó. Trận thua đó bất ngờ với tôi vì tôi rất tự tin về kiến thức của mình nhưng quên mất việc cần giải thích logic những điều mình biết cho giám khảo, dẫn đến việc lập luận không đạt tiêu chuẩn.

Chị rút ra bài học gì từ lần thất bại này?

Bài học lớn nhất của tôi lúc đó: kiến thức và kỹ năng là những yếu tố đi liền, chỉ cần thiếu một trong hai sẽ dễ dàng mất đi tính thuyết phục. Ngoài ra, việc thua một học sinh lớp 7 còn khiến tôi đặt ra nhiều câu hỏi: làm thế nào một học sinh lớp 7 có thể trình bày đầy đủ như thế, đứng trước một chủ đề xa lạ với học sinh, những đối thủ lớn hơn, làm thế nào em ấy có thể tự tin đến vậy? Đây chính là điều thôi thúc bản thân học nhiều hơn, mang tranh biện về cho học sinh Việt.

chie8443 2 jpg 1619065989 1619 1448 8555 1619146030

Nguyễn Ngọc Tú Uyên (thứ 3 từ trái qua phải) là trưởng ban giám khảo của sân chơi The Debate Challenge.

Chị trau dồi kiến thức, kỹ năng tranh biện ra sao?

Trong tranh biện, có hai cách cơ bản để trao dồi kỹ năng là luyện tập và đọc sách hoặc xem video hướng dẫn. Cá nhân tôi phù hợp với cách học ứng dụng hơn nên chủ yếu luyện tập thông qua nhiều hình thức: tự đấu với mình, đấu với người khác, quan sát trận đấu.
Về kiến thức thì không có giới hạn nên gần như ngày nào cũng phải đặt ra mục tiêu tìm hiểu về một mảng kiến thức nào đó, quan trọng là làm cho quá trình học thú vị. Tôi tập trung đọc những mảng kiến thức mà mình còn yếu, bắt đầu bằng những tài liệu hài hước, sau đó có thể bổ trợ bằng xem video, phim tài liệu. Khi kiến thức cơ bản dần hình thành, tôi đọc những bài viết chuyên ngành, sách.

Theo chị, yếu tố nào giúp trở thành người tranh biện giỏi?

Mỗi người cần trang bị sự tự tin, kiến thức, kỹ năng. Sự tự tin chính là vốn gốc, nếu không có sự tự tin, cơ bản bạn sẽ không thuyết phục được ai vì ngay cả bạn cũng chưa tin vào điều mình nói. Kiến thức trở thành chất liệu để thuyết phục người nghe, chất liệu càng tốt thì sản phẩm có chất lượng càng cao. Kỹ năng chính là cách sử dụng nội dung để phát huy tối đa công dụng, có khi còn tăng thêm giá trị cho nội dung.

Chị thấy học sinh Việt Nam tranh biện như thế nào?

Xét trên ba phương diện: sự tự tin, kiến thức và kỹ năng thì nhiều học sinh Việt Nam thiếu tự tin, chưa quyết đoán vì các lý do như: rào cản ngôn ngữ, sợ sai… Nếu xét về kiến thức thì học sinh Việt có vốn kiến thức tốt, đa dạng, những bạn đọc nhiều thì kiến thức tốt, nhưng kinh nghiệm sống lại chưa dày.

anh 2 1

Năm nay, với vai trò trưởng ban giám khảo của sân chơi The Debate Challenge, chị sẽ giúp gì cho thí sinh tham gia chương trình?

Tôi sẽ là người thực hiện những phần chuẩn bị về chuyên môn từ tài liệu huấn luyện đến nội dung thi đấu. Trưởng ban giám khảo có nghĩa vụ đảm bảo mặt chuyên môn của giải, tạo ra thêm nhiều giám khảo chất lượng cho cộng đồng về sau.
The Debate Challenge là một sân chơi được đầu tư nghiêm túc từ khâu tổ chức, hình ảnh, nội dung với số đội lên đến 64 đội bảng Việt, 32 đội bảng Anh chạy song song hai đầu cầu Hà Nội và TPHCM. Tham gia cuộc thi, bạn trẻ thử thách bản thân, vượt qua định kiến của chính mình, có cơ hội nhận học bổng Swinburne Việt Nam, tham gia đấu trường tranh biện quốc tế.

Đăng ký tham gia The Debate Challenge tại đây.

2/5 - (7 bình chọn)

TRANG TRẦN

news

Nữ sinh trường quốc tế thành lập dự án phi lợi nhuận phổ cập kiến thức về giáo dục giới tính

Theo SVVN - Nguyễn Hoàng Diệu Anh (22 tuổi) là cựu sinh viên Swinburne Việt Nam. Cô nàng đã cùng bạn bè thành lập dự án cộng đồng Program for…

news

Chung kết Swin Hackathon 2023 gây ấn tượng với nhiều giải pháp công nghệ đột phá

Vòng Chung kết cuộc thi Swin Hackathon mùa thứ ba đã khép lại với nhiều ý tưởng và giải pháp công nghệ độc đáo. Năm nay tổng giá trị giải…

news

Hội thảo Swinburne Việt Nam về Truyền thông đa phương tiện: Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo trong truyền thông số

Tháng 11/2023 tới đây, Hội thảo Truyền thông đa phương tiện (ICMC) lần thứ nhất sẽ chính thức được Swinburne Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Với chủ đề…

news

Điểm danh ba gương mặt “hot” đang theo học ngành Media của Swinburne Việt Nam

Việc học tập để nâng cao tri thức, phát triển bản thân và hỗ trợ cho các dự án nghệ thuật trong tương lai là lựa chọn của nhiều nghệ…

news

Swinburne xếp thứ 43 trong Bảng xếp hạng các trường đại học trẻ của Times Higher Education

Đại học Công nghệ Swinburne đã tăng bảy bậc lên vị trí thứ 43 trong Bảng xếp hạng các trường đại học trẻ của Times Higher Education (THE) năm 2023.…

news

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Australia: “Trường đại học là nơi kết nối con người và công nghệ để làm thế giới tốt đẹp hơn”

Theo Dân trí - Chiều 16/5/2023, Giáo sư Pascale Quester - Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Australia đã có chuyến thăm và làm việc tại Swinburne Việt Nam…