Journey to Australia: Đừng lo nếu lỡ “chệch nhịp”
Lựa chọn chuyển tiếp sang Australia luôn là một cơ hội tuyệt vời dành cho những ai muốn trải nghiệm môi trường quốc tế và khám phá vùng đất mới.…
“Chúng ta không thể đọ lại chi phí quảng bá du lịch của Thái Lan hay Malaysia. Vì vậy, để cạnh tranh, mấu chốt chính là kể lại câu chuyện của Việt Nam bằng nghệ thuật Storytelling trong mắt bạn bè quốc tế.” Cô Esther de la Cruz, Tổng biên tập nội dung của Hội đồng Tư vấn Du lịch (Tourism Advisory Board – TAB), chia sẻ cùng sinh viên Swinburne Việt Nam.
Sinh viên ngành Business của Swinburne cơ sở Hà Nội đã có cơ hội được tìm hiểu về chiến dịch marketing thương hiệu cho cả ngành du lịch Việt Nam cùng cô Esther trong buổi giao lưu Học xuyên biên giới – Industry Link. Sự kiện là chuỗi hoạt động kết nối sinh viên với những chuyên gia, giáo sư hàng đầu toàn để các bạn có trải nghiệm học tập quốc tế qua những dự án thực tế.
Khi trở thành Tổng biên tập nội dung của Hội đồng Tư vấn Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, cô Esther đứng trước một bài toán khó: Biến Việt Nam trở thành điểm đến du lịch của bạn bè quốc tế, đứng ngang hàng với đối thủ Thái Lan và Malaysia.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch rất lớn với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực phong phú, con người thân thiện. Tuy nhiên, nền tảng hỗ trợ du lịch dành cho người nước ngoài còn rất hạn chế khi hầu như không có kênh thông tin chính thống về điểm đến. Khách quốc tế phần nhiều chỉ biết đến Việt Nam qua Chiến tranh Việt Nam hoặc những hình ảnh khó khăn thời bao cấp. Để thay đổi những ấn tượng này, Việt Nam sẽ cần đầu tư rất nhiều vào quảng bá ngành du lịch tới các quốc gia phát triển. Vậy nhưng, ngân sách mỗi năm cho quảng cáo của ngành chỉ từ 2 đến 5 triệu USD – chỉ 1% so với khoảng chi khổng lồ cho quảng cáo du lịch của Thái Lan hay Malaysia (Cruz, 2021).
Việt Nam là điểm đến khá quen thuộc đối với du khách khu vực Đông Nam Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc nhưng lại mờ nhạt đối với du khách các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Úc, Anh. Vì vậy, các chiến dịch của TAB sẽ nhắm tới mục tiêu lan tỏa thông tin về du lịch Việt Nam tới “first traveler” – những người chưa từng tới Việt Nam trước đây và đang muốn tìm nhiều thông tin hữu ích nhất có thể.
Vì chi phí quảng cáo trên các kênh truyền thống rất cao (một quảng cáo dài 30 giây phát trong giải đấu Super Bowl của Mỹ lên đến 5.6 triệu USD năm 2020 – Statista, 2021), TAB phải tìm được chiến lược phù hợp với ngân sách eo hẹp và mục tiêu lan tỏa của mình. Vậy làm thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này? Cô Esther và đồng đội đã nảy ra ý tưởng: Tập trung nguồn lực vào nội dung (content) và marketing số (digital marketing) để hướng tới những người trẻ sử dụng những kênh số digital.
Hơn 81% người trẻ cho biết bị cuốn hút bởi nội dung hình ảnh. Vì vậy, TAB quyết định sẽ “kể câu chuyện” về Việt Nam qua những hình ảnh và thước phim xây dựng chỉn chu, bắt mắt được đăng tải trên các trang mạng xã hội chính thức của TAB dành cho du khách nói tiếng Anh.
Vậy là TAB đã xác định được mục tiêu, đối tượng, cách thức và kênh phù hợp cho chiến dịch của mình. Nhưng làm thế nào để bắt đầu câu chuyện về Việt Nam đây? Qua nghiên cứu, TAB đã xác định được 5 mảnh ghép về du lịch đối với du khách trẻ, đó là:
Để đưa hình ảnh một Việt Nam dễ gần, thân thiện và đáng ghé thăm tới tập du khách nước ngoài, TAB quyết định xây dựng một câu chuyện có tiến trình thời gian cụ thể với 3 chiến dịch từ năm 2018 đến nay.
Trong content marketing có khái niệm “authentic storytelling,” có nghĩa rằng những nội dung càng chân thực thì càng dễ đi vào lòng người.
Cô Esther nhận định, không ai có thể kể câu chuyện về đất nước Việt Nam một cách gần gũi và chân thực hơn chính những người Việt Nam bình dị. Vì vậy, với chiến dịch My Vietnam, TAB đã không mời những người nổi tiếng tham gia mà để nhân vật chia sẻ là những người “vô danh” nhưng cùng chung tình yêu với quê hương. Những câu chuyện nhỏ làm nên bức tranh lớn về cảnh quan, con người và văn hóa Việt Nam, và đây chính là điểm thu hút chân thực đối với du khách quốc tế.
Sau những câu chuyện “Việt Nam trong tôi” kích thích sự tò mò của khán giả nước ngoài, TAB bắt đầu triển khai chiến dịch “Why not Vietnam” để biến Việt Nam thành điểm sáng du lịch với những trải nghiệm khó cưỡng theo từng mảnh ghép du lịch
Và đây là mạch chuyện cuối trong chuỗi chiến dịch nội dung của TAB. Trong suốt nhiều năm, du lịch Việt Nam sử dụng chiến dịch “Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận.” Dù tập trung vào vẻ đẹp trường tồn và bề dày lịch sử của Việt Nam, chiến dịch này lại không tạo nên cảm giác thôi thúc làm du khách muốn “xách balo lên và đi.” Vietnam Now chính là “call to action” và là cái kết của một câu chuyện hoàn chỉnh về du lịch Việt Nam, một hòn ngọc sáng của du lịch Đông Nam Á.
Qua buổi chia sẻ, sinh viên ngành Business của Swinburne Việt Nam đã rút ra được những bài học thực tế về xây dựng thương hiệu và đặc biệt là nghệ thuật storytelling. Cô Esther nhấn mạnh khi kết thúc: “Content marketing là một công cụ đắc lực khi nguồn vốn của các bạn không nhiều. Để có được chiến dịch hiệu quả, hãy kể những câu chuyện chân thực, áp dụng hiệu quả chiến lược storytelling và dẫn dắt người xem tới cái kết bạn mong muốn.”
Xem thêm:
Hãy theo dõi fanpage của Swinburne Vietnam để cập nhật những thông tin thú vị về xu hướng ngành học và nghề nghiệp, bạn nhé!
Theo Swinburne Vietnam