Thử thách tự sản xuất MV, sinh viên Swinburne Việt Nam truyền cảm hứng sáng tạo
Cùng sự đồng ý từ phía nghệ sĩ, nhóm Producktion How của ba nữ sinh viên Swinburne Việt Nam đã cùng nhau thực hiện dự án Fan-made MV “Treo (2:00…
Ngày 5.7 – 7.7 vừa qua, Swinburne Việt Nam đã tổ chức một chuyến đi thực tếStudy Tour tới Đà Lạt cho sinh viên ngành Kinh doanh để tham quan thực tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở thành phố này. Trong chuyến đi, các em đã được tới trực tiếp các cơ sở sản xuất, gặp gỡ lãnh đạo, tiếp xúc với những khó khăn của doanh nghiệp và cùng nhau đưa ra phương án giải quyết. Đây là một chuyến đi bổ ích với tính thực tế cao đem đến cho các em nhiều cơ hội trải nghiệm ngành học.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (Chỉ ngay sau Brazil) với sản lượng xuất khẩu lớn giúp thu về hàng tỉ USD mỗi năm với đa dạng các sản phẩm. Ngành công nghiệp xuất khẩu cà phê đã được phát triển cách đây vài thập kỷ ở nước ta, trải qua nhiều cú vấp để phát triển như hiện nay. Chính vì thế, lĩnh vực này có thể nói là một điển hình thú vị cho sinh viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh quốc tế.
Sinh viên Swinburne Việt Nam tham quan Khu trồng cà phê của Sơn Pacarama Farm
Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi thực tế tại Đà Lạt, các bạn sinh viên Swinburne Việt Nam được tới tận mắt tham quan Sơn Pacarama Farm, gặp gỡ với ông Nguyễn Văn Sơn – Tổng giám đốc Sơn Pacarama Specialty Coffee Farm và nghe ông chia sẻ những bài học trong kinh doanh cà phê.
>>> Xem thêm: Câu chuyện về Khởi nghiệp xã hội
Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sơn hướng dẫn sinh viên cách pha cà phê, thưởng thức mùi vị và chia sẻ về chuyện kinh doanh xuất khẩu hạt cà phê
Tại đây, sinh viên được hướng dẫn cách pha, thưởng thức cà phê và những tiêu chuẩn cần thiết để sản phẩm cà phê có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Ông Sơn không ngần ngại chia sẻ với các bạn sinh viên về yêu cầu của từng thị trường đối với sản phẩm cà phê, những khó khăn của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí và chất lượng sản phẩm.
Cùng với sự chia sẻ này, ông cũng đưa ra cho sinh viên bài toán giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải.
Trần Lê Châu, sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế chia sẻ về cảm nhận của mình sau buổi đầu tiên đi thực tế: “Đối với em chuyến đi Đà Lạt lần này rất ý nghĩa. Nó giúp em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Thêm vào đó, em được tìm hiểu về những rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu đi nước ngoài, những giá trị cốt lõi khi làm kinh doanh và hơn hết là học được sự tâm huyết mà mỗi CEO đặt vào trong từng sản phẩm của mình. Nói về hoạt động thú vị nhất thì em nghĩ đó chính là chuyến đi field trip đến Sơn Pacamara. Tại đây, qua lời chia sẻ của bác Sơn, em được hiểu về giá trị cốt lõi trong từng hạt cà phê, sự tâm huyết khi làm nghề. Cũng qua chuyến đi này, em và các bạn có cơ hội ở gần nhau, hiểu nhau hơn và học được cách làm việc và sinh hoạt trong một tập thể.”
Điểm đến thứ 2, các bạn sinh viên được tới tham Dalat Hasfarm, một doanh nghiệp xuất khẩu hoa sang các quốc gia phát triển. Dưới sự dẫn dắt và giới thiệu của Phó Tổng giám đốc Trần Văn Bảo, sinh viên được tìm hiểu về các giống hoa, cách nuôi trồng và bảo quản để sản xuất ra nước ngoài, những công nghệ được áp dụng để tăng năng suất và giảm sức lao động, thách thức và khó khăn còn gặp phải tại doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Bảo đưa các bạn sinh viên đi tham quan nông trại hoa
Các bạn được tìm hiểu kỹ hơn về thị trường hoa trong nước và quốc tế, những tiêu chuẩn của hoa khi xuất khẩu sang từng thị trường và những giải pháp để bảo quản hoa của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển.
Ông sẵn sàng chia sẻ với sinh viên về những vấn đề các em còn đang thắc mắc
Ông Trần Văn Bảo sẵn sàng chia sẻ với các bạn sinh viên về bài toán quản lý chi phí hợp lý của doanh nghiệp và những cách giải quyết khó khăn trong mùa dịch Covid-19. Ông cho biết điểm yếu của Dalat Hasfarm trong thời điểm hiện tại chính là Marketing do đầu tư cho quảng cáo chưa đủ và vẫn chưa có định hướng rõ ràng cho công ty. Rất nhiều phương án đã được doanh nghiệp này đưa ra nhưng đều gặp những khó khăn nhất định.
>>> Xem thêm: Các tiêu chí của công dân toàn cầu
Sinh viên được tận mắt chứng kiến quy trình chế biến và bảo quản hoa tại Dalat Hasfarm
Sau khi tham quan tại Dalat Hasfarm, các em sinh viên được ghé qua quán cà phê K’Ho và tìm hiểu mô hình kinh doanh cà phê của người K’Ho.
Ngày cuối cùng của chuyến đi, sinh viên được tham gia workshop tại Sơn Pacamara Specialty Coffee (Coffee Shop của Sơn Pacarama Farm). Tại buổi này, ngoài ông Sơn, ông Bảo và các giảng viên tại Swinburne Việt Nam còn có rất nhiều chuyên gia để cùng trao đổi, chia sẻ với các bạn sinh viên. Đại diện cho các cơ quan Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng – Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Chủ sở hữu K’Ho Coffee đã tới trực tiếp tham gia. Đại diện cho Swinburne Australia, tiến sĩ Kelly Cassidy và tiến sĩ James Roffee tham gia với hình thức trực tuyến từ Australia.
Các bạn sinh viên với sự chuẩn bị trước của mình trong chuyến đi thực tế đã trình bày phương án của mình cho những tồn tại của doanh nghiệp. Sau phần trình bày, giảng viên của Swinburne và những khách mời tham gia đưa ý kiến nhận xét và hoàn thiện hơn cho phương án của các bạn.
Sinh viên hào hứng đưa ra những giải pháp của mình cho các doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Sơn – Tổng giám đốc Sơn Pacarama Specialty Coffee Farm tỏ ra vui mừng khi thấy các bạn sinh viên trong buổi thực tế này: “Chú muốn đây là dịp để thế hệ trẻ tiếp theo có thể đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thế giới. Một mình chú có thể không làm được, chú cần những người trẻ năng động, nhiệt huyết và có kiến thức như các bạn sinh viên Swinburne Việt Nam ở đây”.
Chia sẻ về mô hình thực tế này, cô Kelly Cassidy, Giám đốc học thuật Swinburne Việt Nam: “Tôi rất vui khi có thể đem tới cho các bạn sinh viên những trải nghiệm học tập thú vị. Đây là một phương pháp đào tạo tân tiên, giúp các em sinh viên chạm đến với thực tế ngay sau khi học lý thuyết. Tôi tin rằng, sau các buổi này, ngoài kiến thức, các em còn trau dồi được nhiều hơn những kỹ năng làm việc nhóm, sống trong tập thể và giao tiếp với các nhân vật quan trọng. Tôi ước mình có thể ở Việt Nam để trải nghiệm trực tiếp cùng các em.”
Swinburne Việt Nam chắc chắn sẽ còn tổ chức nhiều chương trình thực tếStudy tour như thế này để đào tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức, kỹ năng và thực tế. Theo dõi nhiều hơn nữa các hoạt động của chúng tôi tại swinburne fanpage chính thức của trường.