Journey to Australia: Đừng lo nếu lỡ “chệch nhịp”
Lựa chọn chuyển tiếp sang Australia luôn là một cơ hội tuyệt vời dành cho những ai muốn trải nghiệm môi trường quốc tế và khám phá vùng đất mới.…
Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) tiếp tục phát triển khả năng nghiên cứu và chế tạo công nghệ của mình qua dự án hợp tác trị giá nhiều triệu đô với nhà sản xuất chế tạo đắp lớp Titomic tại Melbourne.
Dự án này sẽ đưa hệ thống TKF1000 của Titomic tới Swinburne. Đây là một trong hai hệ thống in 3D đặc biệt trên toàn thế giới. Máy in này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và các vật liệu kim loại tốn kém trong quá trình sản xuất các bộ phận của tàu vũ trụ và đẩy nhanh quá trình lắp ráp thành phẩm.
Được hỗ trợ hơn 2.3 triệu đô từ Quỹ Phát triển Sản xuất Công nghệ từ Chính phủ Úc, dự án được kỳ vọng sẽ đem lại những cấu trúc nhẹ, bền và dẻo dai hơn cho du hành vũ trụ, chẳng hạn như vật liệu titanium “xanh” thải lượng carbon thấp. Những sản phẩm nằm trong dự án hiện có ống phụt tên lửa, các bộ phận của vệ tinh và màn chắn phóng xạ và sóng siêu thanh.
Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Công nghiệp Vũ trụ, Giáo sư Alan Duffy nhấn mạnh rằng nguồn vốn hỗ trợ này sẽ là một xúc tác lớn trong ngành chế tạo hàng không vũ trụ tại Australia và giúp đất nước có bước nhảy lớn trong cuộc đua vào vũ trụ.
“Nguồn vốn hỗ trợ này đưa mối quan hệ hợp tác giữa Titomic và Đại học Công nghệ Swinburne lên một tầm cao mới, đồng thời xây dựng tiếng tăm của Australia trong lĩnh vực sáng tạo và chế tạo vũ trụ,” GS. Duffy chia sẻ.
Đây sẽ là hệ thống in 3D TKF1000 đầu tiên tại một trường đại học Australia, đồng thời dự án này sẽ mở ra nhiều tiềm năng đối với Hội đồng Nghiên cứu Đào tạo Sản xuất Công nghiệp Chuyển đổi trong lĩnh vực kỹ sư bề mặt sử dụng vật liệu cao cấp (SEAM). Hội đồng này được dẫn dắt bởi Giáo sư Christopher Berndt của Swinburne, người có nhiều thành tựu và đóng góp lớn lao trong ngành.
Nhờ công nghệ này, sinh viên, các nhà nghiên cứu và đối tác của trường sẽ có thể tạo nên những vật liệu vũ trụ với thời gian ngắn và thân thiện với môi trường hơn. Bên cạnh đó, nhà trường có nhiều cơ hội kết hợp các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực SEAM vào công nghệ chế tạo hàng đầu thế giới này.
Kỹ sư nghiên cứu cấp cao, Tiến sĩ Andrew Ang cho biết đây là công nghệ sẽ thay đổi bộ mặt của Swinburne và ngành hàng không của Australia – ngành công nghiệp được dự báo sẽ phát triển lên đến 1.1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2040.
“Thông thường với công nghệ sản xuất đúc khuôn hiện nay, có đến 90% các vật liệu sẽ được gia công tách rời với khu vực sản xuất và lắp ráp. Với công nghệ in 3D này, chúng ta chỉ cần có bản thiết kế và “in” bộ phận đó ngay tại chỗ, giống như 1 máy in 3D siêu nhanh vậy. Hiện chưa có công nghệ nào có thể bì kịp với quy mô lớn như thế này,” tiến sĩ Ang chia sẻ.
“Quan trọng hơn cả, đây sẽ là cơ hội để đào tạo những chủ nhân tương lai của ngành hàng không vũ trụ Australia và phát triển tài sản quý giá nhất của chúng ta – tiềm lực con người.”
Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne, Giáo sư Pascale Quester ghi nhận tầm quan trọng của nguồn vốn hỗ trợ này và đánh giá cao những giá trị đào tạo và kinh tế mà dự án đem lại.
“Sở hữu hệ thống TKF1000 ngay giữa trung tâm khuôn viên Hawthorn của Swinburne sẽ tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận những công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ,” GS. Quester cho biết.
“Đây sẽ là trải nghiệm bạn sẽ không tìm được bất cứ đâu khác trên Australia.”
“Chúng tôi tự hào được hợp tác cùng Titomic trong dự án này, và chúng tôi rất trân trọng những hỗ trợ của Chính phủ Australia trong việc thúc đẩy nền kinh tế tương lai này.”
Theo Swinburne (Úc)
Hãy theo dõi Swinburne Việt Nam để cập nhật những tin tức mới nhất từ cộng đồng Swinburne quốc tế nhé!