Hiệu trưởng Swinburne Australia: “Swinburne Việt Nam đang mang công nghệ và con người lại gần nhau”
Chiều 18/5 vừa qua, Swinburne Việt Nam - Chương trình liên kết giữa FPT và Swinburne, cơ sở TP.HCM vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao của Đại…
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon từng nói: “Là những nhà lãnh đạo trẻ của tương lai, các bạn cần có khát vọng, năng lượng và một tầm nhìn toàn cầu.” Chắc hẳn sinh viên đã nghe rất nhiều về việc phát triển năng lực lãnh đạo tại trường đại học. Tuy nhiên, đây là kỹ năng mềm không dễ gì học được từ sách vở. Chúng cần được trải qua quá trình thực hành và rèn luyện.
Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu bí quyết xây dựng kỹ năng lãnh đạo qua chia sẻ của tiến sĩ và tác giả Rafis Abazov, người có nhiều năm hợp tác cùng Đại học Columbia (Mỹ) và Thời báo New York nhé!
Model UN – New Silk Way Initiative (Tạm dịch: Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc: Sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới) là một trong những dự án tôi điều hành tại Liên Hợp Quốc. Đây là một câu lạc bộ điều hành bởi các bạn học sinh, sinh viên nhằm huấn luyện và tuyên truyền thông tin về bộ máy của Liên Hợp Quốc và tổ chức những sự kiện lớn nhỏ trong nước và quốc tế như International Model UN tại các đại học đối tác tại Kazakhstan. Đây là dự án đòi hỏi thời gian, sức lực cũng như khả năng lãnh đạo từ hàng trăm các bạn trẻ cũng như giảng viên hỗ trợ.
Mỗi năm tôi đều tham gia tuyển chọn các bạn sinh viên mới để tham gia vào câu lạc bộ. Và năm nào tôi cũng phải thuyết phục các bạn vượt qua những băn khoăn và sợ hãi của bản thân. Các em thường nói với tôi: “Em không có kỹ năng lãnh đạo và kiến thức để làm tốt…” Vì vậy, tôi luôn nói với các em rằng MỖI người đều có khả năng lãnh đạo. Chúng ta chỉ cần phát triển khả năng đó bằng cách dành thời gian và năng lượng để rèn luyện mà thôi. Việc này cũng rất giống với cách Steve Jobs vượt qua nỗi sợ thuyết trình trước đám đông khi ông còn là sinh viên.
Mỗi năm khi chúng tôi luyện tập cho các buổi Hội thảo của Model UN, sẽ có một vài em líu lưỡi, đứng hình, đỏ mặt trên bục phát biểu. Thậm chí có em sẽ còn bỏ chạy khỏi sân khấu vì xấu hổ. Vậy nhưng qua những lần luyện tập này, các em sẽ học được cách nói tự tin, thuyết phục người nghe cùng với những tác phong lãnh đạo. Và chỉ sau một vài tháng, các em đã có thể thuyết trình tự tin như những nguyên thủ quốc gia trước hàng trăm người tại Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc Quốc tế.
Nhiều khi các bạn trẻ hay cố tự làm mọi việc hoặc hành động độc lập. Cách này tất nhiên sẽ giúp các bạn làm việc nhanh hơn khi mới bắt đầu và ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, làm việc nhóm, thảo luận, tranh biện, phát triển giải pháp,… sẽ giúp các bạn xây dựng những nhóm làm việc hiệu quả và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Mặc dù những buổi họp nhóm sẽ tốn nhiều thời gian và năng lượng hơn nhiều, nhưng các nhà lãnh đạo chân chính sẽ luôn tìm cách để xây dựng đội nhóm của mình. Và sinh viên của tôi đều thấy rằng làm việc nhóm hiệu quả hơn tiến bước một mình.
Chẳng hạn khi chúng tôi bắt đầu dự án vào năm 2015, nhiều sinh viên đã lựa chọn hoạt động mà các em có thể làm việc một mình. Vậy nhưng sau một số bài tập thực hành làm việc nhóm, những sinh viên này đã thấy rằng khi kết hợp nguồn lực, công việc có thể hoàn thành nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Dù giỏi giang đến mấy thì một người cũng không thể giải quyết được hơn 1000 hồ sơ và đào tạo 300 thí sinh được – đây là công việc đòi hỏi sức mạnh tập thể.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo (tương lai) cần thấy được những hoạt động giúp gắn kết đội nhóm và phục vụ công việc chung. Và các bạn cần xác định rằng việc đưa một nhóm học sinh, sinh viên trở thành một đội ngũ mạnh sẽ cần thời gian và kiên nhẫn.
>>> Tìm hiểu thêm: 13 kỹ năng quan trọng cho sinh viên ngày nay
Chìa khóa của việc lãnh đạo hiệu quả chính là khả năng tạo động lực cho bản thân bạn và những người xung quanh. Điều này nghe có vẻ khó hiểu, đúng không? Chẳng phải các nhà lãnh đạo luôn có động lực hay sao? Thực ra, người đứng ở vị trí lãnh đạo cũng là những người bình thường. Họ cũng cần tìm và tạo động lực cho riêng mình. Hãy nhớ: nếu bạn có thể thuyết phục bản thân về ý nghĩa tầm ảnh hưởng của những hoạt động và dự án bạn đang làm bây giờ, những lý luận đó có lẽ cũng sẽ thuyết phục được bạn bè và đồng nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, động lực của mỗi người không giống nhau. Bạn A mong muốn được kết nối với nhiều anh chị khóa trên thông qua chương trình, nhưng bạn B lại đặt mục tiêu tăng sự tự tin và kỹ năng làm việc thông qua chương trình. Vì vậy, khi đứng trên vai trò lãnh đạo, hãy dành thời gian suy nghĩ những tác động và mục đích của mỗi đối tượng bạn làm việc cùng, như bạn cùng khóa, thầy cô, đối tác,…
Các bạn trẻ luôn tìm được các cách rất sáng tạo để phát triển và rèn luyện kỹ năng của mình. Chẳng hạn, với dự án Model UN của chúng tôi tại đại học Al Farabi, các sinh viên sẽ trải qua 3 dấu mốc phát triển. Đầu tiên, các em sẽ học cách làm việc cùng nhau và điều hành dự án. Tiếp đến, các bạn sẽ được phân việc trực tiếp để điều hành dự án và xác định trách nhiệm của bản thân. Và cuối cùng, các em sẽ làm việc cùng với nhiều cá nhân, đối tác khác nhau để phát triển những kỹ năng lãnh đạo và quản lý, ngoại giao,…
Theo Top University